Page 18 - Dược Lâm Sàng
P. 18

progestogen  dùng  đƣờng  uống,  diltiazem,  disulfiram,  cimetidin  (và  ở  mức  độ  thấp  hơn  là
               ranitidin) valproat, erythromycin, T.A.O, isoniazid, verapamil, các thuốc kháng nấm azol.

               2.4. Tương tác do cạnh tranh ở khâu thải trừ thuốc (thải trừ qua thận và mật)
               Lƣợng thuốc thấy trong nƣớc tiểu tuỳ thuộc vào cƣờng độ của ba cơ chế thải trừ của thận: lọc
               qua cầu thận, bài tiết tích cực ở ống thận và tái hấp thu thụ động ở ống thận.

               -      Sự lọc qua cầu thận: Chỉ có phần thuốc tự do là đƣợc lọc qua cầu thận; Hơn nữa, tất cả
               các thuốc có khả năng làm tăng lƣu lƣợng máu qua cầu thận đều làm cho sự thải trừ các chất
               khác đƣợc dễ dàng hơn.

               -      Sự bài tiết tích cực ở ống thận: ở ống lƣợn gần, một số thuốc chuyển từ máu vào nƣớc
               tiểu ngƣợc với gradien nồng độ. Sự chuyển đó thực hiện đƣợc là nhờ một cơ chế tích cực có
               tiêu thụ năng lƣợng. Quá trình bài tiết này sử dụng những phân tử vận chuyển nằm trong màng
               tế bào ống thận.

               Ngƣời ta phân biệt hai hệ vận chuyển qua màng: Một hệ chịu trách nhiệm thải trừ các thuốc
               acid, hệ thứ hai thải trừ các thuốc base.

               Khi có mặt hai thuốc cùng nhóm, chúng có thể cạnh tranh nhau ở vị trí vận chuyển, thể hiện là
               sự đào thải chúng bị chậm lại. Hiện tƣợng này có lợi là duy trì nồng độ thuốc cao  trong huyết
               tƣơng nhƣng cũng có thể dẫn đến quá liều.
               Nhƣ chất probenecid, một sulfamid bài acid uric niệu, trƣớc kia đã đƣợc dùng do tác dụng ức
               chế thải trừ penicilin, có nhƣợc điểm giữ lại nhiều thuốc có tính acid (ví dụ indometacin). Cũng
               nhƣ  vậy,  phối  hợp  dicoumarol  với  một  sulfamid  chống  đái  tháo  đƣờng  (clorpropamid)  làm
               giảm bài tiết tích cực chất này, đến mức có thể gây tai biến do hạ đƣờng huyết nếu không chú ý
               giảm bớt liều lƣợng. Hiện tƣợng này cũng đã đƣợc phát hiện với các thuốc chống viêm nhƣ
               acid  acetylsalicylic,  indometacin,  phenylbutazon,  oxyphenylbutazon  và  những  thuốc  lợi  tiểu
               thiazid.
               3. TƢƠNG TÁC THUỐC VỚI ĐỒ UỐNG

                      Trong mọi trƣờng hợp, nƣớc là đồ uống thích hợp cho mọi loại thuốc vì không xảy
               ra tƣơng kỵ khi hòa tan thuốc.
                 Ƣu diểm của việc dùng nƣớc để uống thuốc

                             Nƣớc làm thuốc dễ dàng trôi từ thực quản xuống dạ dày, tránh sự đọng viên
               thuốc hoặc hoạt chất lại thành thực quản và nhờ đó giảm tác dụng gây kích ứng và gây loét
               của một số thuốc nhƣ quinin, erythromycin, doxycyclin, sắt, aspirin… Điều này đặc biệt
               quan trọng với ngƣời già vì ở đối tƣợng này lƣợng dịch tiết ít và thành thực quản khô nên
               khó dẫn thuốc.
                             Nƣớc làm tăng độ tan của thuốc, giúp cho thuốc khuếch tán đến khắp bề mặt
               ống tiêu hóa và do đó tạo điều kiện cho sự hấp thu tốt hơn. Nhƣ vậy, nƣớc có ảnh hƣởng
               lớn tới những thuốc có độ tan thấp nhƣ amoxicilin, theophylin, penicilin V dạng acid…




                                                                18
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23