Page 19 - Dược Lâm Sàng
P. 19

       Lƣợng nƣớc nhiều sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh qua thận và do đó giảm đƣợc
               độc tính của nhiều loại thuốc nhƣ cyclophosphamid; hoặc giảm tác dụng phụ do tạo sỏi
               của các sulfamid. Nói chung, lƣợng nƣớc cần để uống phải từ 100 - 200 ml. Không nên
               nuốt chửng thuốc không có nƣớc. Ngoại lệ có một số loại thuốc chỉ cần một lƣợng nƣớc
               nhỏ chừng 30 – 50 ml để chiêu thuốc. Thí dụ:

                     Thuốc tẩy sán niclosamid  cần tạo nồng độ thuốc đậm đặc quanh thân sán.
                     Kavet hoặc các thuốc dạng gói bột chữa viêm loét dạ dày theo cơ chế giảm toan
                      (antacid)  cần tạo một lƣợng bột sánh giữ lâu trong dạ dày để tăng tác dụng trung
                      hòa acid.

                     Các loại thuốc ở dạng viên bao tan trong ruột hoặc viên giải phóng chậm chỉ cần
                      uống khoảng 50 ml nƣớc, đủ để đƣa viên thuốc xuống ruột. Nếu uống quá nhiều
                      nƣớc thuốc có thể bị chuyển quá nhanh trong lòng ruột và ra ngoài trƣớc khi hấp thu
                      hoàn toàn tại vị trí đã định.

                  Những loại đồ uống nên tránh:

                      Các loại nƣớc hoa quả, nƣớc khoáng kiềm hoặc các loại nƣớc ngọt đóng hộp có gas
               vì các loại nƣớc này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh.

                      -       Không dùng sữa để uống thuốc vì bản chất của sữa là caseinat calci. Ion calci
               có thể tạo phức với nhiều loại thuốc, thí dụ tetracyclin nếu uống cùng với sữa sẽ bị cản trở
               hấp thu.
                      -       Các lipid trong sữa có thể hòa tan một số thuốc vào trong đó và giữ thuốc lại.
               Các hợp phần protein trong sữa có thể liên kết với một số thuốc có ái lực cao với protein.
               Tất cả các quá trình này đều cản trở hấp thu thuốc. Đa phần các kháng sinh thông dụng đều
               bị sữa làm giảm hấp thu nhƣ erythromycin, penicilin V, các tetracyclin…
                      -       Cà phê, chè: tannin trong chè có thể gây tủa nhiều loại thuốc có chứa sắt hoặc
               alkaloid. Cafein trong cà phê có thể làm tăng độ hòa tan của một số thuốc nhƣ ergotamin
               nhƣng lại cản trở hấp thu các loại thuốc liệt thần (neuroleptic).

                      -       Rƣợu (alcol): nhiều bệnh nhân bị tâm thần do nghiện rƣợu, do đó khả năng
               gặp phải trƣờng hợp bệnh nhân vừa uống thuốc vừa uống rƣợu không phải là hiếm. Cần
               lƣu ý để tránh những tƣơng tác sau:
                            Rượu và các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương:

                                   Các benzodiazepin nhƣ diazepam khi uống cùng với rƣợu sẽ gây thay
              đổi tâm tính rất mạnh ngay ở liều thƣờng dùng. Sự thay đổi này chỉ có thể gặp ở liều rất cao
              nếu dùng đơn độc không có rƣợu.
                                   Tác  dụng  kích  thích  ở  liều  nhỏ,  ức  chế  ở  liều  cao  ở  rƣợu  làm  ảnh
              hƣởng nhiều đến tác dụng điều trị của các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc
              chống động kinh.




                                                                19
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24