Page 14 - Dược Lâm Sàng
P. 14

1. TƢƠNG TÁC DƢỢC LỰC HỌC

                      Tƣơng tác loại này xảy ra khi các thuốc phối hợp có vị trí tác dụng trên cùng một
               thụ thể (receptor) hoặc khác thụ thể nhƣng cùng mục đích tác dụng. Hậu quả của tƣơng tác
               có thể là:
                Lợi dụng nhằm tạo ra những hiệp đồng có lợi cho điều trị.

                  Ví dụ:

                     Để diệt vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng Helicobacter pylori , việc phối hợp 2
               kháng sinh (ví dụ amoxicilin và clarithromycin) với một thuốc giảm tiết acid dịch vị (ví
               dụ: omeprazol) sẽ đem lại tỉ lệ thành công cao hơn nhiều so với chỉ dùng một kháng sinh
               hoặc chỉ dùng thuốc giảm tiết đơn độc.

                     Để điều trị lao thƣờng phải phối hợp 2, 3, 4 hoặc thậm chí 5 thuốc nhằm tăng cƣờng
               hiệu quả và giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao.
                Lợi dụng tác dụng đối lập nhằm giải độc thuốc

                  Ví dụ:

                     Naloxon là chất đối kháng với morphin do tranh chấp với thụ thể morphin, đƣợc
                      dùng để giải độc morphin.
                     Atropin đƣợc dùng giải độc physostigmin do tranh chấp thụ thể M.

                Phối hợp tạo tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng dƣợc lý hoặc tăng độc tính

                  Ví dụ:
                     Sử dụng đồng thời cloramphenicol với erythromycin, tạo ra sự cạnh tranh tại thụ thể
               50S của ribosom vi khuẩn, hậu quả giảm tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh.
                                                                         +
                     Dùng  furosemid  (Lasix)  có  thể  gây  giảm  K   trong  máu,  làm  tăng  độc  tính  của
               digoxin trên cơ tim.
                      Vì các tƣơng tác dƣợc lực học đƣợc học kỹ trong môn Dƣợc lý nên chuyên đề này
               chỉ nhắc lại một số nét cơ bản. Các kiến thức về phần này xin xem lại trong phần “Dƣợc lý
               đại cƣơng”.

               2. TƢƠNG TÁC DƢỢC ĐỘNG HỌC
                      Dƣợc động học của thuốc là quá trình hấp thu (A), phân bố (D), chuyển hóa (M),
               thải trừ (E), nghĩa là số phận của thuốc từ khi vào cơ thể cho đến khi bị loại trừ ra khỏi cơ
               thể. Các kiểu phối hợp thuốc làm thay đổi quá trình này gọi là các tƣơng tác dƣợc động
               học. Hậu quả tƣơng tác dƣợc động học thƣờng dẫn đến thay đổi nồng độ thuốc trong máu.
               2.1. Tƣơng tác ảnh hƣởng đến hấp thu thuốc

                Tƣơng tác do thay đổi pH của dịch vị

                      Dịch vị có pH từ 1 – 2. Sự thay đổi pH từ dạ dày do một thuốc gây ra sẽ ảnh hƣởng
               đến sự hấp thu của thuốc dùng đồng thời.
                                                                14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19