Page 15 - Dược Lâm Sàng
P. 15

Những thuốc làm thay đổi pH dịch vị theo kiểu làm tăng pH là các thuốc điều trị
               loét dạ dày – tá tràng nhƣ các antacid (Maalox, Phosphalugel…) hoặc các thuốc giảm tiết
               HCl (omeprazol…). Khi pH dạ dày tăng, một số thuốc nhƣ ketoconazol sẽ hấp thu kém
               hơn.
                      Thuốc làm pH dịch vị giữ mức độ acid lâu hơn là vitamin C. Khi dịch vị giữ mức độ
               lâu hơn sẽ ảnh hƣởng các thuốc kém bền trong môi trƣờng acid (ampicilin, cephalexin,
               erythromycin…) làm tăng phân hủy các thuốc này và gây giảm sinh khả dụng.

                Tƣơng tác do tạo phức khó hấp thu
                      Điều này hay xảy ra khi ta sử dụng các thuốc có chứa các ion kim loại hóa trị cao
                                     2+
                                           2+
                             2+
                                                 3+
                       3+
               nhƣ Al , Ca , Mg , Fe , Fe  … phức chất tạo ra giữa ion kim loại với thuốc sẽ không
               qua đƣợc niêm mạc ruột và do đó sự hấp thu bị cản trở. Thuốc hay bị tạo chelat nhất là các
               kháng sinh nhóm tetracylin, fluoroquinolon. Tƣơng tác này cũng gặp khi dùng các kháng
               sinh nêu trên với sữa.
                      Cholestyramin (một chất làm tủa muối mật dùng để ngăn cản quá hấp thu các chất
               béo, dùng trong điều trị chứng tăng lipid huyết) cũng có thể tạo phức với một số thuốc và
               cản trở hấp thu; thí dụ với digoxin.

                 Tƣơng tác do cản trở bề mặt hấp thu
                      Các  thuốc  bao  niêm  mạc  nhƣ  Smecta,  Sucralfat…ngăn  cản  sự  vận  chuyển  nhiều
               thuốc qua niêm mạc ống tiêu hóa và làm giảm nồng độ thuốc phối hợp.

                      Để tránh xảy ra tƣơng tác dẫn đến giảm nồng độ thuốc với các trƣờng hợp trên, phải
               uống các thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ.
                 Tƣơng tác do tthay đổi thời gian tiếp xúc giữa thuốc với niêm mạc do tác dụng trên
                  nhu động của ruột.

                   Các chất kháng cholinergic, các chất kháng histamin có tính kháng cholinergic, các chất
               phong bế hạch, các chất từ thuốc phiện, acid acetylsalicylic làm chậm sự tháo sạch các chất qua
               dạ dày.
               2.2. Tƣơng tác ảnh hƣởng đến phân bố thuốc

                      Trong giai đoạn dược động học có nguy cơ tƣơng tác một khi thuốc đã đƣợc hấp thu
               vào máu. Nhƣng có nhiều thuốc liên kết với protein huyết tƣơng, đặc biệt với albumin. Sự gắn
               thuốc vào protein là một quá trình cân bằng thuận nghịch, tƣơng tự một enzym với một cơ chất,
               trừ khi phức hợp không phân huỷ để tạo ra một chất mới.
               Phần thuốc liên kết có vai trò nhƣ một  kho dự trữ để thay mới phần thuốc tự do; nhƣng cần ghi
               nhớ là phần liên kết đó không đƣợc phân bố trong cơ thể, không bị chuyển hoá và thải trừ.

               Sự cạnh trang gắn kết chỉ thấy rõ đối với những thuốc có phạm vi điều trị hẹp; với các thuốc
               này, sự giải phóng một phần thuốc gắn với protein huyết tƣơng có thể đƣợc phát hiện qua các
               hiện tƣợng độc hoặc quá liều (nguy cơ xuất huyết với những thuốc chống đông máu, nguy cơ
               hạ đƣờng huyết với những sulfamid chống đái tháo đƣờng dùng đƣờng uống).


                                                                15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20