Page 16 - Dược Lâm Sàng
P. 16

Những hậu quả tức thì của sự giải phóng một phần thuốc hoạt động và sự gắn một thuốc khác
               vào protein huyết tƣơng, đáp ứng những điều kiện nói trên, có thể nhƣ sau:

               -      Tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh phần hoạt động của thuốc bị đẩy ra.
               -      Tăng thải trừ thuốc bị đẩy ra do lọc qua cầu thận.

               -      Tăng tác dụng dƣợc lý của thuốc tại các thụ thể nhạy cảm

               2.3. Tƣơng tác ảnh hƣởng đến sự chuyển hóa thuốc
                      Khi một thuốc đƣợc hấp thu có thể đƣợc thải trừ nguyên vẹn không bị biến đổi, hoặc bị
               những biến đổi sinh học trƣớc khi bị thải trừ (các chất chuyển hoá tạo thành có thể có hoạt tính
               hoặc không có hoạt tính), cuối cùng có thể liên hợp với chất khác mà không bị biến đổi trƣớc
               khi bị thải trừ.

               Những đặc tính của một thuốc cảm ứng enzym
               Sự cảm ứng enzym tế bào gan là một quá trình không đặc hiệu. Quá trình này đòi hỏi một thời
               gian để hình thành, thời gian này thay đổi tuỳ theo chất cảm ứng, từ vài ngày đến vài tuần lễ,
               và tác dụng cảm ứng còn kéo dài một thời gian sau khi ngừng dùng chất cảm ứng. Các chất
               cảm ứng enzym thƣờng là những thuốc tan trong mỡ, có nửa đời trong huyết tƣơng dài, và sự
               thải trừ tƣơng đối chậm. Chúng thƣờng liên kết mạnh với protein, và tập trung nhiều ở gan.
               Hậu quả của sự cảm ứng enzym thƣờng thể hiện qua giảm tác dụng điều trị hoặc giảm độc tính
               của thuốc đƣợc cảm ứng, trừ trƣờng hợp là nếu kết quả của cảm ứng enzym lại dẫn đến các
               chất chuyển hoá có hoạt tính cao hơn hoặc độc hơn.

               Ví dụ trƣờng hợp điều trị động kinh bằng phenobarbital phối hợp với diphenylhydantoin, chất sau
               sẽ bị chuyển hoá nhanh hơn bình thƣờng, kéo theo là nồng độ của nó trong huyết tƣơng sẽ thấp
               hơn, do đó có nguy cơ không hiệu quả. Cần thiết phải hiệu chỉnh lại liều lƣợng. Một bệnh nhân
               đƣợc điều trị bằng thuốc kháng vitamin K và dùng đều đặn các barbituric, khi ngừng dùng
               barbituric phải giảm liều các thuốc kháng vitamin K (loại bỏ cảm ứng enzym) vài ngày sau đó.

               Cuối cùng trong y văn đã mô tả nhiều ca có thai ở phụ nữ đang dùng viên thuốc tránh thai (nhất
               là với loại liều thấp) và dùng thƣờng xuyên phenobarbital (phụ nữ động kinh hoặc mất ngủ)
               hay rifampicin (điều trị lao) - Sự cảm ứng enzym gây ra bởi các thuốc trên làm tăng dị hoá các
               steroid tránh thai, nên không đạt đƣợc một nồng độ đủ để ức chế quá trình rụng trứng.

               Ví dụ về các tác dụng có lợi của sự cảm ứng enzym:
               Điều  trị  vàng  da  do  bilirubin  không  liên  hợp  bằng  phenobarbital  (kích  thích  glycuronyl-
               transferase, enzym đảm nhiệm liên hợp bilirubin).

               Điều trị một số hội chứng thể hiện ở sự tăng tiết hormon bằng các chất cảm ứng enzym nhƣ:
               diphenylhydantoin,  phenobarbital  và  OP’DDD  (chất  chuyển  hoá  của  DDT  )  đã  đƣợc  dùng
               trong điều trị hội chứng Cushing thƣợng thận và trong trạng thái tăng vitamin D.
               Điều trị nhiễm độc digital (digitoxin) bằng spironolacton. Thuốc này tác dụng thông qua cảm
               ứng enzym, chứ không qua thay đổi nồng độ kali trong máu.



                                                                16
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21