Page 20 - Dược Lâm Sàng
P. 20

  Rượu  và  thuốc  giảm  đau  không  steroid:  rƣợu  làm  tăng  tác  dụng  phụ  trên
                              đƣờng tiêu hóa nhƣ viêm, loét, chảy máu của các thuốc chống viêm không
                              steroid (aspirin…).

                            Rượu uống cùng với paracetamol: làm tăng nguy cơ viêm gan.
                            Rượu và thuốc kháng histamin:

                                   Các loại kháng H1 có tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng, do đó khi
              uống cùng với rƣợu sẽ xuất hiện tác dụng ức chế quá mức ngay ở liều thấp.

                                   Các loại  kháng  H2 do tác  dụng kìm  hãm  men  ở  microsom  gan, làm
              chậm quá trình chuyển hóa rƣợu và tăng mức alcol trong máu, gây nhức đầu, buồn nôn…

                            Rƣợu và thuốc chống tăng huyết áp:

                                   Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rƣợu, nếu dùng đồng thời với các
               thuốc chống tăng huyết áp có thể có nguy cơ gây tụt huyết áp đột ngột quá mức cần thiết.
                                   Alcol còn là dung môi tốt cho những thuốc có hệ số mỡ/ nƣớc cao (nhƣ
               thuốc chẹn beta), làm cho thuốc hấp thu quá nhanh, gây tác dụng đột ngột do tăng nồng độ
               thuốc trong máu trên mức điều trị.

                            Rƣợu và thuốc chống đái tháo đƣờng:
                                   Tác dụng hiệp đồng lên chuyển hóa hydratcarbon dẫn đến nguy cơ hạ
               đƣờng huyết đột ngột, gây hôn mê.

                                   Một số sulfamid nhƣ tolbutamid khi uống cùng với rƣợu gây phản ứng
               antabuse (sợ rƣợu).

                            Rƣợu và thuốc kháng khuẩn: một số chất khi dùng với rƣợu sẽ gây phản ứng
              antabuse (sợ rƣợu) nhƣ các cephalosporin, isoniazid, metronidazol…

               4. ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN THUỐC
                      Trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hƣởng của thuốc đối với quá
               trình hấp thu thuốc, làm cơ sở cho việc hƣớng dẫn cho giờ uống thuốc so với bữa ăn.

                     Thức ăn làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống lúc đói, thuốc chỉ lƣu lại
               dạ dày chừng 10 – 30 phút rồi đƣợc tống ngay xuống ruột. Trái lại, nếu uống thuốc sau bữa
               ăn, thời gian lƣu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1 – 4 giờ. Điều này ảnh hƣởng đến sinh khả
               dụng của nhiều thuốc.
                               Ví dụ:

                                   Các thuốc có độ tan kém (nhƣ propoxyphen) sẽ có lợi khi lƣu tại dạ
               dày lâu vì thời gian này giúp thuốc chuyển thành dạng tan tốt hơn trƣớc khi chuyển xuống
               ruột để hấp thu.






                                                                20
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25