Page 69 - Dược Lâm Sàng
P. 69

+ Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân quá già yếu... có thể chỉ sốt
                   nhẹ.

                   + Trái lại, nhiễm virus nhƣ bệnh quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, bại liệt... có thể tăng than
                                   0
                   nhiệt tới trên 39 C.
                   Thăm khám lâm sàng và phỏng vấn bệnh nhân giúp thầy thuốc dự đoán tác nhân gây bệnh
               qua đƣờng thâm nhập của vi khuẩn, qua các dấu hiệu đặc trƣng...
                  -   Các xét nghiệm lâm sang thƣờng qui: Bao gồm công thức bạch cầu, X quang và các chỉ
               số sinh hóa sẽ góp phần khẳng định chẩn đoán của thầy thuốc.

                  -   Tìm vi khuẩn gây bệnh: Là biện pháp chính xác nhất để tìm ra tác nhân gây bệnh nhƣng
               không phải mọi trƣờng hợp đều cần. Chỉ trong trƣờng hợp nhiễm khuẩn rất nặng nhƣ nhiễm
               khuẩn huyết, viêm màng não, thƣơng hàn... khi mà thăm khám lâm sang không tìm thấy dấu
               hiệu  đặc  trƣng  hoặc  nhiễm  khuẩn  mắc  phải  ở  bệnh  viện,  ở  bệnh  nhân  suy  giảm  miễn  dịch
               không có sốt hay chỉ sốt nhẹ.

                   Việc phân lập vi khuẩn gây bệnh không phải ở đâu cũng làm đƣợc, lại phải mất thời gian và
               tốn kém nên mặc dầu chính xác nhƣng không phải là ƣu tiên hang đầu. Hơn nữa ở nƣớc ta việc
               bán kháng sinh tràn lan không cần đơn cũng làm khó khăn cho việc phát hiện vi khuẩn khi nuôi
               cấy.
               3.2. Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý

                   Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc 3 yếu tố:

                   -  Vi khuẩn gây bệnh
                   -  Vị trí nhiễm khuẩn

                   -  Cơ địa bệnh nhân
               3.2.1. Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh

                   Mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng lên một số loại vi khuẩn nhất định, cho dù kháng sinh đƣợc
               coi là phổ rộng. Vì vậy muốn chỉ định kháng sinh hợp lý thì phải chọn đƣợc kháng sinh phù
               hợp với tác nhân gây bệnh. Việc định danh vi khuẩn nhƣ phần trên đã nói là rất tốn kém, mất
               thời gian và không phải lúc nào, nơi nào cũng làm đƣợc, do đó chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
               lâm sàng là chính.
                   Ví dụ:

                   -  Trên  bề  mặt  da  hay  gặp  các  vi  khuẩn  Gram  (+)  nhƣ  liên  cầu  (Streptococcus),  tụ  cầu
                   (Staphylococcus).
                   - Vùng khoang miệng, hầu, họng hay gặp lien cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes).

                   -  Trong đại tràng có nhiều E. coli.

                   Tuy nhiên, nhiều khi tại những vị trí trên vẫn gặp những vi khuẩn khác do sự di chuyển của
               vi khuẩn từ vị trí này sang vị trí khác; do đó việc kết hợp thêm các xét nghiệm là không thể
               thiếu đƣợc khi lựa chọn kháng sinh.

                                                                69
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74