Page 66 - Dược Lâm Sàng
P. 66

tiếp xúc với kháng sinh nhƣng vi khuẩn không chết; để vi khuẩn chết cần phải tăng nồng độ
               (nếu có thể) hoặc có sự tham gia của cơ thể (in vivo nếu cơ thể có đủ sức đề kháng).

               1.2 . Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
                   Gọi tắt theo tiếng Anh là MBC (Minimum Bactericid Concentration): Là nồng độ thấp nhất
               có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Số lƣợng tế bào vi khuẩn sẽ giảm dần theo thời gian tiếp xúc
               giữa kháng sinh với vi khuẩn.

                   Từ các giá trị MIC và MBC, nhà sản xuất sẽ đƣa ra các mức liều và khoảng cách đƣa thuốc
               phù hợp (liều khuyến cáo) sao cho nồng độ kháng sinh đạt đƣợc trong huyết tƣơng sau khi sử
               dụng phải đạt ở mức lớn hơn MIC và khoảng thời gian để duy trì ở mức trên MIC là bao nhiêu
               tùy thuộc loại kháng sinh.

               1.3 . Kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn
                   Khi tỉ lệ MBC/MIC > 4, kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn, còn khi tỉ lệ này bằng 1, kháng
               sinh có tác dụng diệt khuẩn.

                   Kháng sinh kim khuẩn thƣờng đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp nhiễm khuẩn nhẹ và
               trung bình, trên cơ địa bệnh nhân có đủ sức đề kháng. Các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm
               khuẩn là: Macrolid, tetracyclin, phenicol, lincosamid.
                   Kháng sinh diệt khuẩn đƣợc dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng, trên những bệnh nhân
               yếu,  suy  giảm  miễn  dịch.  Các  nhóm  kháng  sinh  có  tác  dụng  diệt  khuẩn  là:  Beta-lactamin,
               aminosid, fluoroquinolon, 5-nitro imidazol, Co-trimoxazol.

               1.4 . Kháng sinh đồ
                   Kháng sinh đồ là phƣơng pháp đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trên
               thử nghiệm in vitro.

                   Kháng sinh đồ thƣờng đƣợc làm khi điều trị những trƣờng hợp nhiễm khuẩn nặng, với tác
               nhân gây bệnh có độ kháng kháng sinh cao, đã kháng với nhiều loại kháng sinh thông dụng.
               Kháng sinh đồ giúp ta lựa chọn đƣợc kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh trên một bệnh
               nhân cụ thể.

               1.5 . Sự kháng kháng sinh

                   Những trƣờng hợp sử dụng kháng sinh ở mức liều khuyến cáo thông thƣờng không đem lại
               kết quả đƣợc gọi là kháng kháng sinh.

                   Có 2 loại kháng thuốc:

                   -  Kháng giả: Đây là trƣờng hợp thƣờng gặp khi dùng kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn.
               Với kháng sinh loại này, nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn thuộc về cơ thể vật chủ (ngƣời) nhƣng do
               cơ thể bị suy yếu (già yếu, do dùng thuốc điều trị ung thƣ, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài…).
               Kháng giả cũng gặp trong trƣờng hợp nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn không đủ do
               kháng sinh thâm nhập kém vào ổ nhiễm khuẩn (do bản chất của phân tử, do tổ chức nhiễm
               khuẩn khó kháng thuốc…). Những trƣờng hợp này nên thay bằng kháng sinh diệt khuẩn, kháng
               sinh có đặc tính dƣợc động học thích hợp.

                                                                66
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71