Page 70 - Dược Lâm Sàng
P. 70

3.2.2. Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn

                   Muốn điều trị thành công, kháng sinh phải thấm đƣợc vào ổ nhiễm khuẩn, nhƣ vậy ngƣời
               thầy thuốc phải nắm vững đặc tính dƣợc động học của thuốc mới có thể chọn đƣợc kháng sinh
               thích hợp.
                   Điều này rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn tại các tổ chức khó thấm thuốc nhƣ
               màng não, tuyết tiền liệt, xƣơng – khớp mắt.


                   Bảng 8.2. Khả năng thấm ƣu tiên của một số kháng sinh vào các cơ quan tổ chức

                   Cơ quan, tổ chức                  Kháng sinh
                   Tuyến tiền liệt                   Erythromycin, Co-trimoxazol, FQ, C3G
                   Xƣơng – khớp                      Lincomycin, clindamycin, rifampicin, FQ, C1G...
                   Dịch não tủy                      Cloramphenicol, rifampicin, metronidazol, C3G...
                   Ghi chú: C1G, C2G, C3G là cephalosporin thế hệ 1, 2, 3;

                               FQ là fluoroquinolon.

                   Các kháng sinh bôi tại chỗ, nhỏ hoặc tra mắt, nhỏ vào tai... cũng có ích nhằm tăng nồng độ
               tại ổ nhiễm khuẩn. Kháng sinh dùng ngoài rất đa dạng và thƣờng là những kháng sinh có độc
               tính cao khi dùng toàn thân nhƣ colistin, framycetin, polymycin-B.

                   Với các vị trí cho phép bôi thuốc nhƣ nhiễm khuẩn da và mô mềm, nên tận dụng lợi thế của
                                        0
               thuốc sát khuẩn (cồn 70 C, chlorohexidin, iod hữu cơ, bạc sulfadiazin...).
               3.2.3. Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân

                   Những đối tƣợng cần lƣu ý khi lựa chọn kháng sinh bao gồm:

                   -  Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh), ngƣời cao tuổi, ngƣời suy giảm chức năng gan thận là
                      những đối tƣợng dễ bị tích lũy thuốc do chức năng thải trừ thuốc kém.
                   -  Phụ nữ có thai, đang cho con bú là những đối tƣợng mà việc dùng thuốc có thể ảnh
                      hƣởng đến thai nhi hoặc trẻ bú mẹ.

                   -  Ngƣời có cơ địa dị ứng là những đối tƣợng mà việc dùng thuốc dễ gặp dị ứng, đặc biệt
                      là sốc quá mẫn.

                   Bảng 8.3 trình bày ví dụ về độc tính trên gan và thận của một số kháng sinh. Bảng 8.4 trình
               bày khuyến cáo lựa chọn kháng sinh cho phụ nữ có thai để minh họa cho nguyên tắc lựa chọn
               kháng sinh theo cả thể.

                                  Bảng 8.3. Khả năng gây độc với thận của một số kháng sinh
               Kháng sinh                                        Mức độ độc với thận
               Aminosid                                          ++
               Các penicilin                                     00
               Các cephalosporin                                 +
               Tetracyclin                                       +
                                                                70
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75