Page 52 - Dược Lâm Sàng
P. 52

  Hematocrit giảm trong chảy máu cam, tan máu và tăng trong mất nƣớc do ỉa chảy,
               nôn mửa, sốt kéo dài.

               • Tốc độ lắng máu
                     Tốc độ lắng máu (huyết trầm) là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã đƣợc chống
               đông  và  đƣợc  hút  vào  một  ống  mao  quản  có  đƣờng  kính  nhất  định  để  ở  tƣ  thế  đứng.
               Thƣờng lấy kết quả chiều cao của cột huyết tƣơng sau 1 hay 2 giờ đầu.

                     Ở ngƣời bình thƣờng: tốc độ lắng máu là 3 – 7 mm/ giờ đối với nam và 5 – 10 mm/
               giờ đối với nữ.

                     Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh có viêm nhiễm nhƣ thấp khớp, lao đang tiến
               triển, ung thƣ (giờ đầu có thể tới 30 – 60 mm). Xét nghiệm này tuy không đặc hiệu nhƣng
               đơn giản thƣờng đƣợc dùng để theo dõi tiến triển của bệnh.

                                                                         9
                                                    3
               3.2. Bạch cầu (3200 – 9800/ mm ; SI: 3,2 – 9,8 x 10 /L)
                      Bạch cầu  giúp  cơ thể chống lại  tác nhân gây  bệnh  bằng  quá  trình thực  bào  hoặc
               bằng quá trình miễn dịch. Căn cứ vào hình dạng và cấu trúc ngƣời ta chia bạch cầu thành 5
               loại: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ƣa acid, bạch cầu đa nhân ƣa base,
               bạch cầu mono và bạch cầu lympho. Cả 3 loại bạch cầu đa nhân đều có rất nhiều hạt đặc
               trƣng trong bào tƣơng nên ngƣời ta còn gọi chung là bạch cầu hạt.

                      Công thức bạch cầu có tỷ lệ % nhƣ sau:
                      Bạch cầu hạt trung tính         50 – 70%

                      Bạch cầu hạt ƣa base            0 - 1%
                      Bạch cầu hạt ƣa acid             1- 4%

                      Bạch cầu lympho                  20 – 25%

                      Bạch cầu mono                     5 - 7%
                                                               3
                      Số lƣợng bạch cầu trên 10.000/ mm  đƣợc coi là tăng bạch cầu. Khi có số lƣợng
                                        3
               xuống dƣới 3.000/ mm  coi là giảm bạch cầu.
                      Tăng bạch cầu gặp trong các trường hợp:

                     Trong đại đa số các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ.
                     Trong các bệnh nhiễm độc.

                     Khi có sang chấn, thƣơng tổn tế bào, sau phẫu thuật.

                     Đặc biệt, bạch cầu tăng rất cao trong bệnh ung thƣ dòng bạch cầu.
                      Giảm bạch cầu gặp trong các trường hợp sau:

                     Sốt rét.

                     Thƣơng hàn.


                                                                52
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57