Page 56 - Dược Lâm Sàng
P. 56

1.2.4 Thải trừ thuốc qua thận
               Trƣớc 3-6 tháng tuổi, tốc độ lọc cầu thận vẫn chƣa đạt đƣợc bằng nhƣ ngƣời lớn. Chức năng
             của ống thận đạt bằng ngƣời lớn khi trẻ đƣợc 8-12 tháng. Do vậy, các thuốc thải trừ nhiều qua cơ
             chế bài tiết ở ống thận cần giảm liều cho trẻ sơ sinh (ví dụ penicillin).

               Từ 9 tháng tuổi trở lên, thận của trẻ hoạt động bình thƣờng nhƣ của trẻ lớn và ngƣời lớn nên
             không có sự điều chỉnh liều theo chức năng thận nữa.
               1.3 Những thay đổi trong đáp ứng thuốc ở trẻ em

               Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm hơn với thuốc do các cơ quan trong thể còn chƣa hoàn chỉnh.
             Những điểm khác biệt có thể là:
               -      Hệ thống thần kinh trung ƣơng của trẻ hoàn thiện chậm, đến 8 tuổi mới đƣợc nhƣ ngƣời
             lớn. TÍnh thấm ở hàng rào máu não ở trẻ cao hơn so với ngƣời lớn. Vì vậy, trẻ em đặc biệt nhạy
             cảm với tác dụng ức chế thần kinh của phenobarbital, morphin…
               -      Hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chƣa hoàn thiện và không ổn định. Nhiều thuốc làm
             thân nhiệt trẻ dao động rất nhiều. VÍ dụ: liều thông thƣờng của aspirin và paracetamol dùng để hạ
             sốt nhƣng liều cao lại có thể gây tăng thân nhiệt.
               -      Da của trẻ mỏng, tính thấm cao nên trẻ dễ bị dị ứng, ngộ dộc khi dùng thuốc bôi trên da.
             Các thuốc hay gây phản ứng trên da ở trẻ là sulfamid, tetracyclin, penicillin…

               Sau đây là một số tác dụng phụ cần lƣu ý của một số thuốc khi dùng cho trẻ em:

               + Chậm lớn do tetracyclin và corticoid.
               + Dậy thì sớm do androgen

               + Độc thần kinh do hexachloraphen
               + Tăng áp lực nội sọ do corticoid, vitamin A, vitamin D

               + Vàng da do novobiocin, sulfamid, vitamin K

               + Phồng thóp và hỏng răng với tetracyclin.
               1.4 Liều lƣợng thuốc dùng cho trẻ em

               Trong lĩnh vực bào chế, ngƣời ta thƣờng quan tâm bào chế ra các loại thuốc với liều lƣợng và
             dạng thuốc đã đƣợc tính toán cho phù hợp với trẻ. Trên nguyên tắc, đối với trẻ dƣới 2 tuổi phải
             dùng loại thuốc “dành cho trẻ sơ sinh”, trẻ từ 2 đến 15 tuổi dùng thuốc “dành cho trẻ em”. Trẻ
             trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho ngƣời lớn (nhƣng phải giảm liều).
               Về việc phân liều thuốc, bởi vì trẻ con không phải là ngƣời lớn thu nhỏ nên liều thuốc cho trẻ
             phải tính trên nhiều yếu tố: tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể và tính cả sự kém chức năng gan, thận
             của chính lứa tuổi này (trong bệnh viện có các công thức tính sẵn).

               Cách tính liều cho trẻ thông thƣờng đƣợc tính theo số mg thuốc/ kg thể trọng.




                                                                56
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61