Page 57 - Dược Lâm Sàng
P. 57

Đối với nƣớc ta hiện nay, có tình trạng khá phổ biến là trẻ em phải dùng dạng thuốc dùng cho
             ngƣời lớn và từ liều đó phân nhỏ ra, tính liều cho trẻ. Phải xem việc này là bất đắc dĩ và chỉ nên
             áp dụng đối với thuốc thông thƣờng.

               Nếu phải dùng thuốc dành cho ngƣời lớn và thuốc rất ít độc tính, có thể tính liều lƣợng cho trẻ
             nhƣ sau:

               -      Trẻ dƣới 12 tháng: 1/8 đến 1/6 liều ngƣời lớn
               -      Trẻ từ 1-3 tuổi: dùng 1/6 đến 1/3 liều ngƣời lớn
               -      Trẻ từ 3-12 tuổi: dùng 1/3 đến 2/3 liều ngƣời lớn
               -      Trẻ trên 12 tuổi: dùng  3/4 liều ngƣời lớn
               Cần lƣu ý, việc bẻ nhỏ viên nén, cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc phân liều là việc
             không nên làm. Nhiều thuốc dạng viên nén, viên nang đòi hỏi phải giữ nguyên vẹn viên khi
             uống, nếu phân liều, tháo nang có khi là có hại hoặc làm mất, giảm tác dụng của thuốc.

               Một số thuốc không nên dùng cho trẻ:
                     Trẻ dƣới 6 tuổi không nên dùng:
               -      Thuốc  trị  ho  có  chứa  CODEIN  nhƣ  thuốc  viên  (Néo-codein,  eucalyptine,  terpin-
             codein…)
               -      Thuốc trị tiêu chảy có chứa dẫn chất thuốc phiện (Cồn anticholergic, paregoric)
               -      Thuốc  kháng  sinh  TETRACYCLIN,  không  dùng  bừa  bãi  CLORAMPHENICOL,
             SULFAMID.
               -      Không dùng bừa bãi CORTICOID  (ngoại trừ có chỉ định của bác sĩ)
               -      Thuốc nhuận tràng loại kích thích
               -      ASPIRIN (ngoại trừ có chỉ định của bác sĩ)
                     Trẻ dƣới 2 tuổi không nên dùng các loại thuốc không dùng cho trẻ dƣới 6 tuổi và:
               -      Thuốc  tiêu  chảy  làm  liệt  nhu  động  ruột  tổng  hợp  nhƣ  DIPHENOXYLAT  (Lomotil),
             LOPERAMID (Imodium)
               -      Thuốc trị nôn ói METOCLOPRAMID (Primperan)
               -      Thuốc  trị  cảm,  sổ  mũi  có  chứa  hoạt  chất  co  mạch:  PHENYLPROPANOLAMIN,
             EPHEDRIN…
                     Trẻ sơ sinh không nên dùng các thuốc kể ở hai lứa tuổi trên và:
               -      Các loại dầu gió, cao xoa có chứa LONG NÃO (camphor), BẠC HÀ (menthol) do có
             tính kích ứng mạnh có thể làm ngƣng hô hấp.
               -      Thuốc co mạch để nhỏ mũi EPHEDRIN, NAPHTAZOLIN
               2. PHỤ NỮ CÓ THAI

               2.1 Ảnh hƣởng của thuốc đối với thai nhi

               Khi ngƣời mẹ mang thai dùng thuốc, hầy hết các thuốc đều qua đƣợc rau thai ở mức độ khác
             nhau và xâm nhập vào vòng tuần hoàn của thai nhi. Các chất đƣợc vận chuyển theo hai chiều,
             nhƣng chủ yếu là từ mẹ sang thai nhi. Lợi dùng điều này, đoi khi thuốc có thể đƣợc dùng cho
             ngƣời mẹ để điều trị những rối loạn của thai nhi. Ví dụ: Flecainid dùng cho mẹ để xử trí nhịp tim
             nhanh của thai.

                                                                57
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62