Page 58 - Dược Lâm Sàng
P. 58

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai là thuốc vào đƣợc vòng tuần
             hoàn của thai và gây hại cho thai nhi. Thuốc dùng cho mẹ có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián
             tiếp cho thai nhi. Ví dụ ngƣời mẹ dùng liều cao corticoid  (prednisolon trên 10mg/ngày) có thể
             trực tiếp gây ức chế tuyến thƣợng thận của thai. Thai nhi cũng có thể chịu ảnh hƣởng một cách
             gián tiếp nhƣ khi ngƣời mẹ dùng thuốc chống tăng huyết áp, nếu huyết áp của mẹ giảm quá
             mạnh sẽ gây thiếu oxy cho thai nhi.  Các tác dụng loại này thƣờng phụ thuộc liều và có thể dự
             đoán đƣợc.

               Trong nhiều trƣờng hợp, ảnh hƣởng của thuốc lênthai nhi không phụ thuộc liều, không thể dự
             đoán trƣớc và liên quan đến đặc điểm di truyền của thai nhi.

               Tác dụng có hại của thuốc  đối với thai nhi  khi dùng cho ngƣời mẹ phụ thuộc các yếu tố nhƣ:
             bản chất và cơ chế gây tác dụng có hại của thuốc, liều lƣợng và thời gian dùng thuốc cho ngƣời
             mẹ; khả năng vận chuyển thuốc từ mẹ vào thai nhi; khả năng thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể mẹ và
             thai nhi; đặc điểm di truyền của thai nhi và giai đoạn phát triển của thai nhi khi ngƣời mẹ dùng
             thuốc

               2.2 Thời điểm dùng thuốc trong thai kì và ảnh hƣởng của thuốc
               Đối với phụ nữ có thai, cần lƣu ý rằng thuốc đƣợc sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây
             ra tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu của thai kỳ.
             Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ đƣợc sinh ra gọi là thời kỳ bào thai. Thời kỳ  này chia
             làm 3 giai đoạn (một số tài liệu chỉ chia 2 giai đoạn, gộp giai đoạn 1 &2 lại):
               -      Thời kỳ tiền phôi: ừ ngày thứ 1 đến ngày thứ 17, thƣờng không nhạy cảm với các yếu tố
             có hại vì các tế bào chƣa bắt đầu biệt hóa. Độc tính của thuốc đối với thai nhi tuân theo quy luật
             “tất cả hoặc không có gì”, tức là hoặc phôi bào chết, hoặc phát triển bình thƣờng
               -  Thời kỳ phôi: từ ngày thứ 18 đến ngày 56, hầu hết các cơ quan của cơ thể đƣợc hình thành
             trong thời kỳ này. Sự tạo hình xảy ra rất nhanh, các tế bào đang nhân lên rất mạnh, nên độ nhạy
             cảm và độc tính của thuốc là lớn nhất. Dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây ra những bất
             thƣờng nặng nề về hình thái cho đứa trẻ. (ví dụ nhƣ một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh,
             thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thƣ…) có thể gây quái thai, dị tật bẩm sinh.
               -      Giai đoạn phát triều nhau thai: từ tuần thứ 9 trở đi, kéo dài cho tới lúc sinh. Trong thời
             kỳ này, các bộ phận trong cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Một số thuốc có thể gây ảnh
             hƣởng xấu đến chức năng của các cơ quan sau này do gây độc tính lên các mô đang phát triển
             của bào thai. Thí dụ nhƣ thuốc kháng sinh TETRACYCLIN gây ảnh hƣởng xấu đến mô xƣơng
             và răng, thuốc kháng sinh AMINOSID gây độc tính với cơ quan thính giác và thận.
                Ngay  trƣớc  khi  trở  dạ,  một  số  thuốc  vẫn  có  thể  tác  động  đến  thai  nhi  nhƣ:  MORPHIN,
             RESERPIN…
                Nhƣ vậy, tốt nhất không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, vẫn có trƣờng hợp
             phải dùng thuốc, nếu không dùng thuốc chữa bệnh cho thai phụ sẽ nguy hiểm cho thai nhi hoặc
             có thể gây quái thai. Đó là trƣờng hợp thai phụ mắc các bệnh nhƣ: tiểu đƣờng, động kinh, một số
             bệnh nhiễm khuẩn, hen suyễn, tăng huyết áp…

               2.3 Phân loại các mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai



                                                                58
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63