Page 51 - Dược Lâm Sàng
P. 51

3. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC

                      Trong máu có ba loại huyết cầu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm tế bào
               máu giúp cho chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, mặt khác giúp cho việc theo dõi
               tác dụng của thuốc và cả những tác dụng không mong muốn của thuốc.
               3.1. Hồng cầu

                      Hồng cầu là một trong những thành phần hữu hình của máu với vai trò chủ yếu là
               vận chuyển hemoglobin (huyết sắc tố) rồi hemoglobin sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các
               mô. Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt nên tỷ lệ giữa diện tích của màng bao bọc tế bào so
               với các thành phần chứa bên trong tế bào là rất lớn. Hồng cầu cũng có thể thay đổi hình
               dạng khi đi qua các mao mạch. Xét nghiệm về hồng cầu rất phong phú, ở đây chỉ trình bày
               một số xét nghiệm cơ bản sau:

               • Số lƣợng hồng cầu
                                                                               3
                                                                                                      12
                     Bình thƣờng ở nam có 4.200.000 ± 200.000/1 mm (SI: 4,2 ± 0,2 x 10 /L). Ở nữ
                                              3
                                                                       12

               3.850.000  ±  150.000/1 mm  (SI: 3,85  ± 0,15 x 10 /L).
                     Hồng cầu giảm: Thiếu máu do nhiều nguyên nhân – có thể do giảm tổng hợp (suy
               tủy, rối loạn tổng hợp porphyrin…), tăng phá hủy (thiếu máu tan máu) hoặc do mất máu.
                     Hồng cầu tăng (đa hồng cầu): trong trƣờng hợp mô bị thiếu oxy, sẽ có quá trình điều
               hòa kích thích tạo hồng cầu ở tủy xƣơng. Nguyên nhân gây thiếu oxy ở mô có thể do sống
               ở vùng cao, suy tim, các bệnh đƣờng hô hấp… và những nguyên nhân này có thể gây tăng
               hồng cầu thứ phát và số lƣợng hồng cầu có thể tăng đến 6 – 8 triệu/ 1mm3. Bên cạnh đó,
               còn có các trƣờng hợp tăng hồng cầu do bệnh lý, vì một nguyên nhân nào đó, tủy xƣơng
               sản xuất ra quá nhiều hồng cầu, trong trƣờng hợp này số lƣợng bạch cầu và tiểu cầu đều
               tăng.
               • Nồng độ hemoglobin

                      Nồng độ huyết sắc tố ngƣời Việt Nam bình thƣờng là: Nam 14,6 ± 0,6 g/dl (SI: 2,26
               ± 0,09 mmol/L); Nữ 13,2 ± 0,5 g/dl (SI: 2,04 ± 0,08 mmol/L). Đƣợc coi là thiếu máu khi
               nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 13 g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ; nhƣng cũng có trƣờng hợp
               thiếu máu giả tạo do máu bị hòa loãng tăng thể tích huyết tƣơng.
               • Hematocrit

                     Nếu ly tâm máu toàn phần đã chống đông trong một ống mao quản, sẽ tách đƣợc 2
               phần: phần trên lỏng là huyết tƣơng, phần dƣới đặc là các huyết cầu. So sánh tỷ lệ phần
               trăm giữa thể tích huyết cầu với máu toàn phần đƣợc gọi là hematocrit. Trên thực tế, để dễ
               dàng tính toán ngƣời ta sử dụng một loại ống ly tâm riêng có khắc các vạch từ 0 đến 100
               gọi  là  ống  hematocrit.  Sau  khi  ly  tâm,  không  cần  tính  thể  tích  các  lớp  mà  thƣờng  tính
               hematocrit bằng cách so sánh chiều cao của 2 lớp.

                     Ở ngƣời bình thƣờng, hematocrit có giá trị 39 – 45% hoặc 0,39 – 0,45 ở nam; 35-
               42% hoặc 0,35 – 0,42 ở nữ.


                                                                51
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56