Page 47 - Dược Lâm Sàng
P. 47

  Giảm:  Hạ  đƣờng  huyết  dƣới  45  mg/dl  (2,5  mmol/l)  cũng  rất  nguy  hiểm.
               Nguyên nhân thƣờng liên quan đến dùng quá liều insulin và các thuốc uống trong điều trị
               đái tháo đƣờng.

                      Hạ đƣờng huyết còn do một số nguyên nhân khác nhƣ u tụy tạng, suy gan, thiểu
               năng tuyến yên, thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng vỏ thƣợng thận.
               2.4. Acid uric

               • Đặc điểm
                            Acid  uric  là  sản  phẩm  thoái  hóa  cuối  cùng  của  nhân  purin  trong
               nucleoprotein. Acid uric không có vai trò gì trong cơ thể, sau khi đƣợc tạo thành, khoảng
               2/3 đƣợc đào thải qua thận (lọc qua cầu thận nhƣng sau đó một phần đƣợc tái hấp thu ở
               ống thận) và khoảng 1/3 đƣợc đào thải qua ruột.

                            Nồng độ bão hòa của acid uric trong huyết thanh là 7 mg/dl (420 µmol/l), nếu
               vƣợt quá ngƣỡng này thì các tinh thể urat có thể tích đọng trong sụn, khớp, thận. Đó là
               nguyên nhân gây bệnh Gout.
                            pH nƣớc tiểu tăng sẽ làm tăng độ hòa tan của acid uric, nhƣng ngƣợc lại nếu
               pH nƣớc tiểu hạ, độ hòa tan của acid uric giảm, có thể dẫn đến tạo sỏi, đặc biệt trên các
               bệnh nhân có nồng độ acid uric trong nƣớc tiểu cao.

               • Ý nghĩa
                            Trị số bình thƣờng: 2 – 7 mg/dl; SI = 120 – 420 µmol/l

                            Tăng:  Tăng  acid  uric  trong  máu  có  thể  do  tăng  sản  xuất  (tăng  phá  hủy
               nucleoprotein, ăn chế độ ăn giàu protid) hoặc do đào thải kém (suy giảm chức năng thận).
               Những tác nhân có tác dụng độc tế bào có thể làm tăng acid uric máu (các chất kháng
               chuyển hóa, một số thuốc điều trị ung thƣ nhƣ methotrexat, busulfan, vincristin, prednison,
               azathioprin). Các tác nhân làm giảm bài tiết acid uric ở ống thận cũng làm tăng acid uric
               máu (thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, acid ethacrinic).

                            Giảm acid uric máu ít gặp, thƣờng do giảm quá trình tái hấp thu acid uric ở
               ống thận. Một số thuốc nhƣ probenecid, các salicylat, phenylbutazol có thể gây ức chế thải
               trừ acid uric khi dùng với liều thấp, nhƣng khi dùng với liều cao lại làm giảm tái hấp thu,
               dẫn  đến  giảm  acid  uric  máu.  Giảm  acid  uric  còn  gặp  trong  một  số  trƣờng  hợp  có  tổn
               thƣơng ống thận nhƣ trong bệnh Wilson, hội chứng Fanconi.
               2.5. Enzym

                      Enzym khu trú trong các mô làm nhiệm vụ xúc tác các phản ứng chuyển hóa các
               chất trong tế bào. Khi tế bào bị phá hủy, một lƣợng lớn enzym đƣợc giải phóng vào huyết
               thanh. Đo hoạt độ những enzym này giúp đánh giá tổn thƣơng của mô: Tổn thƣơng càng
               rộng và cấp tính thì lƣợng enzym giải phóng vào máu càng nhiều. Tổn thƣơng mạn tính âm
               ỉ thƣờng chỉ giải phóng enzym với lƣợng vừa phải.




                                                                47
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52