Page 43 - Dược Lâm Sàng
P. 43

BÀI 6. CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG

               MỤC TIÊU

                          1.  Trình  bày  đƣợc  đặc  điểm  và  ý  nghĩa  của  các  xét  nghiệm  sinh  hóa  máu:
               Creatinin, ure, acid uric, glucose, bilirubin, các enzym (ASAT, ALAT, CK).

                          2.  Trình bày đƣợc đặt diểm và ý nghĩa của các xét nghiệm huyết học: hồng cầu ,
               bạch cầu , tiểu cầu.
               MỞ ĐẦU

                      Xét nghiệm lâm sàng bao gồm các lĩnh vực sinh hóa, huyết học, miễn dịch, vi trùng,
               ký sinh trùng, virus là những công cụ ngày càng phong phú, hiện đại không thể thiếu đƣợc
               giúp ích cho ngƣời thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh. Bên
               cạnh đó, kết quả một số xét nghiệm lâm sàng còn đƣợc sử dụng để giúp cho việc sử dụng
               thuốc hợp lý, an toàn, phát hiện kịp thời những tác dụng không mong muốn trong quá trình
               điều trị.

                      Vì xét nghiệm lâm sàng là một lĩnh vực rất rộng, trong chƣơng trình này chỉ đề cập
               đến một số xét nghiệm sinh hóa và huyết học thƣờng đƣợc sử dụng trong lâm sàng.

               1. HỆ THỐNG SI TRONG Y HỌC

                      Máu, nƣớc tiểu và một số dịch sinh học thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích. Các kết
               quả thu đƣợc ở ngƣời khỏe mạnh nằm trong một giới hạn nhất định gọi là “trị số bình
               thƣờng” hoặc “trị số quy chiếu”. Những kết quả ra ngoài giới hạn trên gọi là “bất thƣờng”.
               Mỗi xét nghiệm có thể phân tích nhiều phƣơng pháp khác nhau, do đó có thể cho kết quả
               hơi khác nhau. Vì vậy, khi biện luận nên sử dụng trị số quy chiếu làm tại cơ sở mình.

                      Để thống nhất cách biểu thị kết quả, trong vài thập kỷ qua ngƣời ta đã chuyển dần
               sang dùng hệ thống đơn vị quốc tế SI (Systeme International). Hệ thống SI dựa trên 7 đơn
               vị cơ sở: mét (độ dài), kilogam (trọng lƣợng), giây (thời gian), mol (lƣợng chất), Kelvin
               (nhiệt độ), ampe (cƣờng độ dòng điện) và candela (cƣờng độ ánh sáng). Từ 7 đơn vị cơ sở
                                                                     2
                                                                                      3
               này, mở rộng ra các đơn vị dẫn xuất khác nhƣ: m  – diện tích, m  – thể tích, Newton (N) –
               lực, Pascal (Pa)  – áp suất, Joule (L) – công hoặc năng lƣợng, Hertz (Hz)  – tần số. Khi
               những đơn vị cơ sở và đơn vị dẫn xuất có độ lớn không thích hợp trong các hằng số sinh
               học, ngƣời ta dùng những bội số và ƣớc số thập phân của các đơn vị bằng cách ghép những
               tiếp đầu ngữ tƣơng ứng vào tên các đơn vị đó.

                      Bảng 6.1. Những tiếp đầu ngữ thông dụng trong xét nghiệm lâm sàng
                                      Tiếp đầu ngữ  Ký hiệu  Hệ số
                                                                        3
                                      Kilo               k           10
                                                                        6
                                      Mega               M           10
                                                                        9
                                      Giga               G           10
                                                                        -3
                                      Mili               m           10
                                                                        -6
                                      Micro              µ           10
                                                                        -9
                                      Nano               n           10
                                                                43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48