Page 40 - Dược Lâm Sàng
P. 40

-  Thông tin cho bệnh nhân, ngƣời dùng thuốc (thuốc tác dụng ra sao, khi nào dùng thuốc,
             dùng bao nhiêu, tác dụng không mong muốn có thể gặp là gì, cần tránh dùng thuốc với thuốc
             khác hay thực phẩm nào…)

               -  Thông tin cho Bác sĩ, dƣợc sĩ (cơ chế tác dụng, dạng bào chế, dƣợc động học, chỉ định,
             chống chỉ định, tƣơng tác thuốc, phản ứng có hại, gía cả…)

                2.2 Vai trò của dƣợc sĩ trong cung cấp thông tin thuốc:

               Do đƣợc đào tạo chuyên môn liên quan đến thuốc, ngƣời dƣợc sĩ có vai trò chính yếu và quan
             trọng trong công tác thông tin thuốc. Tại cơ sở điều trị, ngƣời dƣợc sĩ không những cung cấp
             thông tin mà còn có trách nhiệm huấn luyện, đào tạo, giáo dục kiến thức thông tin thuốc.

               Thông tin thuốc cung cấp từ ngƣời dƣợc sĩ có thể theo hai cách:

               -      Cung cấp thông tin theo kiểu phản ứng: đƣợc hỏi và trả lời về một chuyên đề nào đó
               -      Cung cấp thông tin theo kiểu hỗ trợ: không cần đƣợc hỏi vẫn cung cấp thông tin (góp ý
             đơn thuốc, tƣ vấn bệnh nhân dùng thuốc, in ấn tài liệu về thuốc mới  nhất ở cơ sở điều trị).

               2.3 Nguồn và phƣơng tiện thông tin
               - Tƣ liệu in ấn: sách, tạp chí, từ điển, thông báo, kỷ yếu công trình nghiên cứu

               - Tƣ liệu không in ấn: băng hình, băng tiếng, CD-ROM…

               - Internet
               PHÂN CẤP THÔNG TIN

               Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, cần có sự phân cấp để xem thông tin có đƣợc
             thuộc loại đáng tin cậy ở mức độ nào. Sự phân cấp phải dựa trên Y học chứng cứ. Trong Y học
             chứng cứ, độ tin cậy của thông tin thuốc tùy thuộc vào độ mạnh của thiết kế nghiên cứu thuốc
             (nhƣ  thử  nghiệm  dƣợc  lý  trên  động  vật  không  đáng  tin  cậy  bằng  thử  nghiệm  lâm  sàng.  Thử
             nghiệm lâm sàng vài ca không đáng tin cậy bằng thử nghiệm lâm sàng mù đôi, ngẫu nhiên, có
             kiểm soát, thuộc nhiều trung tâm).

               Tìm trong tài liệu in ấn, chia làm 3 cấp:
               -      Nguồn cấp 1 : các bài báo đăng trong tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu công trình, luận
             án…(ví dụ tạp chí Dƣợc học, Lancet…)

               -      Nguồn cấp 2: tóm tắt, tổng quan (Medline…)

               -      Nguồn cấp 3: sách giáo khoa, sách ấn bản (textbook, handbook…), hƣớng dẫn điều trị…









                                                                40
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45