Page 35 - Dược Lâm Sàng
P. 35

Gần đây định nghĩa này đƣợc mở rộng không chỉ đối với thuốc mà cả đối với các sản phẩm
               sinh học, dƣợc liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc bổ, sản phẩm máu, dụng cụ y tế và vaccin.

                    Nhƣ vậy thực chất cảnh giác thuốc là một môn khoa học nghiên cứu giám sát tính an toàn
               của thuốc, vì vậy phạm vi của cảnh giác thuốc không chỉ dừng lại ở ADR mà còn bao gồm cả
               các vấn đề:

               - Thuốc kém chất lƣợng.

               - Ngộ độc thuốc.
               - Tử vong liên quan đến thuốc.

               - Lạm dụng hoặc dùng sai thuốc.
               - Tƣơng tác bất lợi của thuốc.

               2.1.2. Mục tiêu của hoạt động cảnh giác thuốc

               - Phát hiện sớm những phản ứng bất lợi hoặc tƣơng tác thuốc chƣa biết.
               - Phát hiện sự thay đổi tần suất của các phản ứng bất lợi đã biết.

               - Xác định các yếu tố nguy cơ và cơ chế của các phản ứng bất lợi.

               - Đánh giá chỉ số lợi ích/nguy cơ và phổ biến những thông tin cần thiết để cải thiện việc kê đơn
               và quản lý thuốc.

               2.2. Một số lĩnh vực ƣu tiên của cảnh giác thuốc

                    Để thực hiện các mục tiêu hoạt động của chƣơng trình cảnh giác thuốc, các hoạt động sau
               đƣợc chú trọng tăng cƣờng:

               2.2.1. Phát hiện các ADR

               - Phát triển và bổ sung hệ thống giám sát ADR ở các cơ sở điều trị cũng nhƣ trong cộng đồng
               nhằm phát hiện và chẩn đoán chính xác các ADR trên lâm sàng.
               - Thực hiện các nghiên cứu về vấn đề an toàn thuốc nhƣ: Nghiên cứu ca đối chứng, nghiên cứu
               dịch tễ học, ...

               - Xác định độ an toàn của các sản phẩm chuyên khoa nhƣ vaccin, sản phẩm sinh học, thuốc thú
               y, dƣợc liệu, các sản phẩm của công nghệ sinh học và các thuốc dùng để thăm dò, chẩn đoán.
               Việc xác định tính an toàn của các sản phẩm này khá khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều
               chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.

               - Cải thiện hệ thống phát hiện “dấu hiệu” bằng cách cho phép tiếp cận thuận tiện hơn các dữ
               liệu về ADR có sẵn. (“Dấu hiệu” là thông tin đƣợc báo cáo về một biến cố bất lợi liên quan đến
               một thuốc. Biến cố này, trƣớc đó chƣa đƣợc biết hoặc chƣa đƣợc đề cập đầy đủ. Thông thƣờng,
               phải cần nhiều báo cáo để phát hiện ra một dấu hiệu, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của
               sự cố và chất lƣợng của thông tin).




                                                                35
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40