Page 31 - Dược Lâm Sàng
P. 31

− Các bệnh nhân mắc các bệnh về gan và thận có nguy cơ cao bị các ADR của những thuốc
               thải trừ ở dạng còn nguyên hoạt tính qua các cơ quan này.

               e. Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc
                    Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một thuốc cũng có thể gặp dị ứng với một thuốc
               khác có cấu trúc tƣơng tự. Ví dụ nhƣ các trƣờng hợp dị ứng với kháng sinh penicillin cũng có
               thể có dị ứng chéo với kháng sinh nhóm cephalosporin.

               1.2.2. Yếu tố thuộc về thuốc
               a. Đặc tính của thuốc

               − ảnh hƣởng của kỹ thuật bào chế: Kích thƣớc tiểu phân, lƣợng thuốc trong chế phẩm, tính chất
               và khối lƣợng tá dƣợc... có thể dẫn tới thay đổi tốc độ giải phóng hoạt chất, gây ADR typ A. Sử
               dụng một số tá dƣợccho các nhóm bệnh nhân nhạy cảm nhƣ các bệnh nhân hen, các trẻ sơ sinh
               nhẹ cân và sự thay đổi hỗn hợp tá dƣợc làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc nhƣ digoxin và
               phenytoin cũng gây ra một số ADR.

               − ảnh hƣởng của chất lƣợng sản phẩm: Trong phần lớn các trƣờng hợp, khi dùng một thuốc đã
               bị phân hủy thì dẫn đến thất bại điều trị, nhƣng một số sản phẩm phân hủy của thuốc có thể gây
               độc hoặc thậm chí gây tử vong (ví dụ nhƣ sử dụng diethylen glycol làm dung môi cho cồn
               thuốc  sulphanilamid  đã  gây  ra  105  ca  tử  vong  tại  Mỹ  năm  1937,  sản  phẩm  phân  hủy  của
               tetracyclin gây hội chứng Fanconi,...). Các tá dƣợc hay gây phản ứng quá mẫn là: Polypropylen
               glycol, carboxymethyl cellulose và tartrazin.

               b. Tƣơng tác thuốc
                    Tƣơng tác bất lợi của các thuốc có thể làm thay đổi sinh khả dụng hoặc thay đổi dƣợc lực
               học của thuốc và do vậy gây ra các ADR trên bệnh nhân.

                    Vì thế, khi điều trị nhiều thuốc trong cùng một thời điểm thì tần suất gặp ADR tăng lên theo
               cấp số nhân với số lƣợng thuốc.

               c. Liệu trình điều trị kéo dài
                    Nhiều ADR ít xuất hiện khi dùng thuốc trong thời gian ngắn, nhƣng tỷ lệ tăng lên khi dùng
               dài  ngày.  Ví  dụ:  Xuất  huyết  tiêu  hóa  do  dùng  các  thuốc  chống  viêm  không  steroid  hoặc
               corticoid kéo dài...
               1.3. Biện pháp hạn chế ADR

               1.3.1. Hạn chế số thuốc dùng

               − Chỉ kê đơn các thuốc thật sự cần thiết.
               − Nếu bệnh nhân đang sử dụng  đồng thời  quá nhiều thuốc thì cần cân nhắc để tạm ngừng
               những loại thuốc chƣa thật sự cần thiết. Cần đánh giá có tƣơng tác bất lợi không.

               − Kiểm tra và hỏi bệnh nhân về những thuốc bệnh nhân tự dùng.



                                                                31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36