Page 36 - Dược Lâm Sàng
P. 36

2.2.2. Đánh giá ADR

                    Việc đánh giá các ADR thƣờng đƣợc thực hiện tại các trung tâm ADR quốc gia hoặc quốc
               tế. Để thực hiện công việc này, cần tăng cƣờng hơn nữa hệ thống phát hiện các “dấu hiệu”
               trong các chƣơng trình giám sát tự nguyện và cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, khu
               vực trên thế giới để chia sẻ thông tin về các dấu hiệu thu thập đƣợc và để có các hợp tác hành
               động khi xảy ra các sự cố về an toàn thuốc.

               2.2.3. Dự phòng ADR
                    Để dự phòng tốt các ADR trên lâm sàng cần chú trọng thực hiện các công việc sau:

               - Cung cấp các thuốc hiệu quả và an toàn trong điều trị các bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc đang
               phát triển, đặc biệt là trong các chƣơng trình y tế lớn (ví dụ: Chƣơng trình chống lao quốc gia,
               chƣơng trình chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng,...).
               - Tăng cƣờng nhận thức về an toàn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý đối với các chuyên gia y tế
               và cộng đồng, kể cả các thuốc y học cổ truyền và dƣợc liệu. Cung cấp thông tin thuốc chính
               xác cho các nhân viên y tế.

               - Kết hợp các hoạt động cảnh giác thuốc với chính sách thuốc quốc gia và các chƣơng trình y tế
               khác (ví dụ: Các hƣớng dẫn điều trị chuẩn, danh mục thuốc thiết yếu...).
               - Đƣa các nguyên tắc cảnh giác dƣợc vào thực hành lâm sàng và đào tạo y - dƣợc khoa.

               2.3. Vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức và cá nhân để thực hiện công tác cảnh giác thuốc

               2.3.1. Cơ quan đảm bảo chất lƣợng và an toàn thuốc của WHO
                    Đây là một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách về thuốc thiết yếu và chính
               sách y tế. Cơ quan này có nhiệm vụ cung cấp các hƣớng dẫn và hỗ trợ cho các quốc gia về vấn
               đề an toàn thuốc.
               2.3.2. Trung tâm theo dõi Uppsala (Thụy điển)

                     Chức năng chính của trung tâm là quản lý cơ sở dữ liệu quốc tế về các báo cáo ADR nhận
               đƣợc từ các trung tâm ADR quốc gia. Gần đây, trung tâm này đã mở rộng vai trò nhƣ là một
               trung tâm đào tạo tuyên truyền về an toàn thuốc thông qua các bản tin thƣ (Newsletters), hội
               nghị hàng năm của các trung tâm ADR quốc gia, các nhóm thảo luận, trang web,…
               2.3.3. Trung tâm cảnh giác thuốc (trung tâm ADR) quốc gia

               - Thu thập và phân tích các báo cáo về ADR.

               - Phát hiện các “dấu hiệu” từ các thông tin thu đƣợc.
               - Cảnh báo thầy thuốc kê đơn, các nhà sản xuất dƣợc phẩm và cộng đồng biết về các phản ứng
               có hại mới.

               2.3.4. Cơ quan quản lý
                    Quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả và độ an toàn của thuốc (các thuốc mới trong giai đoạn
               thử nghiệm lâm sàng và cả các thuốc trong giai đoạn sau cấp phép lƣu hành) thông qua việc
               giám sát tích cực và theo dõi các ADR tiềm ẩn và lâu dài của thuốc, qua đó đƣa ra các biện
                                                                36
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41