Page 37 - Dược Lâm Sàng
P. 37

pháp  quản  lý  nhƣ  thu  hồi,  hạn  chế  sử  dụng  hoặc  bổ  sung  thông  tin  ghi  nhãn  của  sản
               phẩm...Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là giám sát các thử nghiệm lâm sàng

               thông qua hoạt động của hội đồng đạo đức, giám sát thực hiện tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng
               tốt (GCP), giám sát các hoạt động quảng cáo thuốc, tăng cƣờng tuyên truyền về an toàn thuốc
               cho các nhân viên y tế và cho ngƣời bệnh…

               2.3.5. Bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo

               - Thiết lập hệ thống giám sát phản ứng bất lợi và các sai sót trong trị liệu tại các khoa, phòng
               khám, phòng cấp cứu và điều trị.

               - Tiến hành các nghiên cứu để xác định những ADR của thuốc sau khi lƣu hành.

               - Giảng dạy, đào tạo và xây dựng chính sách về an toàn thuốc.
               2.3.6. Cán bộ y tế

                    Xử trí và tích cực báo cáo những tai biến liên quan đến việc sử dụng thuốc cho các tổ chức,
               cơ quan có thẩm quyền.

               2.3.7. Nhà sản xuất dƣợc phẩm
                    Các nhà sản xuất dƣợc phẩm có trách nhiệm cao nhất đối với độ an toàn của thuốc từ khi bắt
               đầu nghiên cứu triển khai đến khi kết thúc đời sống của sản phẩm và có trách nhiệm thiết lập hệ
               thống theo dõi chất lƣợng thuốc và tăng cƣờng trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý.
               KẾT LUẬN

                     Thuốc là con dao hai lƣỡi. Bên cạnh những lợi ích to lớn trong phòng ngừa và điều trị bệnh,
               bản thân thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những bệnh lý nghiêm trọng, thậm
               chí gây tử vong cho ngƣời dung thuốc. Khi áp dụng các biện pháp hạn chế ADR, các cán bộ y
               tế đã hạn chế đƣợc tần suất xuất hiện cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng của các phản ứng bất lợi
               này trên từng ngƣời bệnh cụ thể. Đồng thời khi phát hiện và báo cáo đầy đủ các sự cố bất lợi
               của thuốc cho các cơ quan có trách nhiệm, các cán bộ y tế đã tham gia vào hệ thống cảnh giác
               thuốc nhằm hạn chế các ADR ở tầm quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, chính những thông tin
               thu thập đƣợc từ các báo cáo này lại giúp các cán bộ y tế sử dụng thuốc an toàn hợp lý hơn cho
               bệnh nhân. Chính vì vậy, bất kỳ cán bộ y tế nào cũng cần ý thức về trách nhiệm của mình trong
               hệ thống hoạt động cảnh giác thuốc nhằm hƣớng tới mục tiêu sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
               Tự lƣợng giá

               Điền từ thích hợp vào chỗ trống (từ câu 1 đến câu 12)

               1. Theo định nghĩa của WHO: Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng  ...(A).... không
               đƣợc....(B)...và xuất hiện ở liều...(C).... cho ngƣời để phòng  bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh
               hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.

               2. Trong định nghĩa ADR của WHO, yếu tố ....(A) .... là rất quan trọng.

               3. ADR nhẹ: Không cần ....(A)..., không cần ...(B)... và thời gian nằm viện không kéo dài.



                                                                37
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42