Page 33 - Dược Lâm Sàng
P. 33

Ví dụ:

               + Losartan đƣợc đƣa ra thị trƣờng Mỹ năm 1995. Sau khi thuốc đƣợc lƣu hành, một số ADR
               mới đã đƣợc phát hiện và đƣợc bổ sung nhƣ viêm mạch, ban xuất huyết dị ứng, sốc phản vệ,
               phản ứng kiểu phản vệ.
               + Levofloxacin đƣợc lƣu hành tại Mỹ năm 1997, đến tháng 2/2000, thông tin ghi nhãn của
               thuốc đã bổ sung thêm ADR mới là gây xoắn đỉnh.


               1.4.3. Vai trò của các nhân viên y tế trong việc báo cáo ADR

                    Các cán bộ y tế là những ngƣời trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hang ngày và có điều kiện tốt
               nhất để báo cáo các nghi ngờ về một ADR xảy ra ở bệnh nhân. Tất cả những ngƣời tham gia
               vào hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân nhƣ bác sĩ, nha sĩ, dƣợc sĩ, y sĩ, y tá, điều dƣỡng
               viên... đều cần phải báo cáo các ADR và việc làm này trở thành một phần trong trách nhiệm
               chuyên môn của họ, ngay cả khi ADR bị nghi ngờ chƣa có mối quan hệ rõ ràng với việc điều
               trị.

               1.4.4. Những ADR (hoặc nghi ngờ ADR) cần báo cáo
               −  Đối với các thuốc mới đƣợc đƣa ra thị trƣờng, phải báo cáo mọi phản ứng đáng ngờ, kể cả
               các phản ứng nhẹ (nhiều nƣớc coi một thuốc là mới khi thời gian đƣa ra thị trƣờng chƣa quá 5
               năm).

               −  Đối với những thuốc đã đƣợc biết rõ hoặc nghiên cứu đầy đủ: Báo cáo tất cả các nghi ngờ về
               một ADR nghiêm trọng hoặc chƣa đƣợc ghi nhận trƣớc đó (bất thƣờng).
               −  Báo cáo khi thấy một ADR nào đó xuất hiện ngày càng nhiều.

               −  Báo cáo tất cả các ADR nghi ngờ liên quan đến tƣơng tác thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn,
               hoặc thuốc - thực phẩm bổ sung (kể cả các sản phẩm làm từ dƣợc liệu và thuốc bổ).
               −   Báo cáo các ADR trong những lĩnh vực đƣợc quan tâm đặc biệt: Lạm dụng thuốc, dùng
               thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, về ADR liên quan đến việc ngừng thuốc.

               −  Báo cáo các phản ứng xảy ra do dùng quá liều hay do sai sót trong điều trị.

               −  Báo cáo khi thuốc không có hiệu quả hoặc do nghi ngờ có sai sót về
               sản phẩm.

                    Nhƣ vậy, cần báo cáo càng sớm càng tốt tất cả các nghi ngờ về ADR đƣợc coi là quan trọng
               trên lâm sàng.
               1.4.5. Cách báo cáo ADR

                    Mẫu báo cáo do trung tâm ADR quốc gia (hoặc trung tâm cảnh giác thuốc) phát hành (xem
               phụ lục). Mỗi quốc gia có một mẫu báo cáo ADR riêng, nhƣng bao giờ cũng có 4 phần nhƣ
               sau:



                                                                33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38