Page 30 - Dược Lâm Sàng
P. 30

độ nghiêm trọng từ nhẹ (phát ban ở da, ngứa...) đến rất nặng, thậm chí gây tử vong cho bệnh
               nhân nhƣ sốc phản vệ, hội chứng Lyell, Stevens - Johnson...

                      Tuy không tiên lƣợng đƣợc nhƣng có thể hạn chế sự xuất hiện của dị ứng thuốc nếu các
               nhân viên y tế có biện pháp theo dõi chặt chẽ và phát hiện sớm.
               1.2. Những yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADR

               1.2.1. Yếu tố thuộc về bệnh nhân
               a. Tuổi

               Trẻ sơ sinh và ngƣời cao tuổi là những đối tƣợng có nguy cơ cao:

               • Ngƣời cao tuổi:
                   Một số nghiên cứu cho thấy ngƣời cao tuổi gặp nhiều ADR hơn những bệnh nhân khác do:

               − Lạm dụng thuốc.
               − Thay đổi về dƣợc động học, dƣợc lực học do giảm chức năng các cơ quan.

               − Ngƣời cao tuổi thƣờng mắc nhiều bệnh, sử dụng nhiều thuốc nên dễ gặp tƣơng tác thuốc.

               • Trẻ sơ sinh
                     Nguy cơ gặp ADR ở trẻ sơ sinh tăng lên, đặc biệt là ở trẻ đẻ non bởi vì một số enzym liên
               quan đến chuyển hóa và thải trừ thuốc chƣa đầy đủ. Các thuốc hay gây độc là: Morphin, các
               barbiturat, các sulfonamid, các dẫn xuất của vitamin K và cloramphenicol.

               b. Giới tính
                   Nói chung không có sự khác biệt lớn về nguy cơ gặp ADR giữa hai giới. Tuy nhiên, một số
               ADR hay gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới.

               Ví dụ:
               − Phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với độc tính của digoxin, heparin và captopril.

               − Thiếu máu bất sản do cloramphenicol gặp ở phụ nữ nhiều gấp 2 lần so với ở nam giới.

               c. Đa dạng về gen và chủng tộc
                    Nhiều phản ứng trƣớc đó đƣợc mô tả là các phản ứng đặc ứng ngày nay đã đƣợc làm sáng tỏ
               là có các nguyên nhân về gen. Ví dụ ở những ngƣời thiếu hụt men G6PD do di truyền khi dùng
               những thuốc có tính oxy hóa thì có thể bị thiếu máu tan máu.

               d. Bệnh mắc kèm
                     Những bệnh mắc kèm có thể làm thay đổi đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc hoặc làm
               thay đổi dƣợc động học của thuốc, dẫn tới phát sinh ADR.

               Ví dụ:
               − Điếc khi dùng kháng sinh aminoglycosid ở ngƣời có bất thƣờng về thính giác; hoặc chảy máu
               trầm trọng do dùng warfarin, heparin ở ngƣời có sẵn thiếu hụt về yếu tố đông máu.


                                                                30
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35