Page 5 - Dược Lâm Sàng
P. 5

      Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân:

               Để thực hiện đƣợc kỹ năng này, dƣợc sĩ lâm sàng phải tạo lập mối quan hệ gần gũi với bệnh
             nhân  bởi vì điều trị tốt không thể không có sự hợp tác từ phía bệnh nhân. Muốn làm đƣợc nhƣ
             vậy phải làm cho bệnh nhân hiểu đƣợc lý do điều trị, phƣơng thức điều trị và những việc mà họ
             cần làm để tham gia  vào điều trị thành công. Khi bệnh nhân hiểu về bệnh thì họ sẽ tự giác chấp
             hành y lệnh và nhiều trƣờng hợp giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân thất bại do quan hệ cởi mở với
             thầy thuốc.

                     Kỹ năng thu thập thông tin:
               Thu  thập  thông  tin  liên  quan  đến  đặc  điểm  của  bệnh  nhân  (tuổi,  giới,  thói  quen,  nghề
             nghiệp…). Thông tin thu thập phải tỉ mỉ và chính xác. Thƣờng thì quá trình này đƣợc làm từ lần
             khám đầu tiên trƣớc khi bắt đầu thiết lập chế độ điều trị cũng có thể chƣa khai thác hết hoặc lại
             xuất hiện những tình huống mới liên quan đến bệnh.

                     Kỹ năng đánh giá thông tin:

               Đánh giá các thông tin liên quan  đến việc dùng thuốc trong quá trình điều trị là một việc làm
             cần thiết trƣớc khi đƣa ra kết luận và biện pháp can thiệp.

               Phải đánh giá  đƣợc các thông tin liên quan đến việc dùng thuốc trong quá trình điều trị để tìm
             ra nguyên nhân thất bại (nếu gặp).
               Nguyên nhân thất bại trong điều trị rất phức tạp, trong đó việc bệnh nhân tự ý bỏ thuốc hoặc sử
             dụng không đúng liều, không đủ thời gian là rất thƣờng gặp. Những nguyên nhân này có thể liên
             quan đến tác dụng phụ của thuốc, cũng có thể do giá thành thuốc quá cao so với điều kiện kinh
             tế. Thất bại điều trị cũng có thể do phác đồ cũ không còn phù hợp do bệnh tiến triển nặng thêm
             (với ngƣời cao tuổi, do tuổi tác ngày càng cao nên nhiều bệnh mắc kèm hơn, ví dụ xuất hiện
             thêm bệnh tiều đƣờng hoặc xơ vữa động mạch cũng làm cho huyết áp không thể bình ổn với mức
             liều cũ đƣợc nữa…).
               Khi tìm đƣợc nguyên nhân, dƣợc sĩ lâm sàng có thể giúp ngƣời bệnh thực hiện lại y lệnh để lập
             lại một lịch trình điều trị đúng.

                     Kỹ năng truyền đạt thông tin:

               Các thông tin phải truyền đạt có liên quan đến hƣớng dẫn dùng thuốc và theo dõi điều trị.
               Để thực hiện đƣợc mục đích hƣớng dẫn điều trị tốt, ngƣời dƣợc sĩ lâm sàng phải hƣớng dẫn tỉ
             mỉ chính xác cách thực hiện y lệnh bao gồm việc dùng thuốc và các dấu hiệu cần nhận biết tiến
             triển theo chiều hƣớng xấu của bệnh. Muốn làm tốt việc này, ngƣời dƣợc sĩ lâm sàng phải tạo
             đƣợc niềm tin từ phía bệnh nhân và phƣơng pháp kiểm tra khả năng nhận thức của họ với các
             thông tin đƣợc truyền đạt; thƣờng thì nên đề nghị bệnh nhân hoặc ngƣời nhà bệnh nhân (với bệnh
             nhân nhỏ tuổi hoặc ngƣời bị bệnh tâm thần…) nhắc lại.
               Ví dụ các thông tin liên quan đến giờ uống thuốc, cách uống thuốc là những thông tin  thƣờng
             gặp nhất. Với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nhƣ bệnh lao, bệnh tăng huyết áp… thông tin về độ
             dài liệu trình điều trị mà bệnh nhân phải thực hiện rất quan trọng. Những thông tin liên quan đến
             cách thức theo dõi tiến triển của bệnh tại nhà (thí dụ cách kiểm tra huyết áp), chu kì tái khám…
                                                                5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10