Page 78 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 78

4.7. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV
                                                 Các thuốc sử dụng              Chỉ định

                    Phác  đồ  điều  trị  2  AZT+3TC hoặc d4T+3TC            Tất  cả  các  trường  hợp  phơi
                    thuốc(Phác đồ cơ bản)                                     nhiễm có nguy cơ
                    Phác đồ điều trị 3 thuốc   AZT+3TC hoặc d4t+3TP         Trong  trường  hợp  nguồn  gây
                                                 Cộng với/ lPV/r              phơi nhiễm đã biết hoặc nghi

                                                                                có kháng thuốc ARV
                    Thời gian điều trị        4 tuần
               4.8. Theo dõi

                 Theo dõi tác dụng phụ của ARV
                 Người đều trị ARV dự phòng cần được tư vấn là:
                  + Thuốc ARV có thể gây ra các tác dụng phụ.

                  + Không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua.
                  + Đến các cơ sở y tế ngay khi có các tác dụng phụ nặng.
                 Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 4 tuần.

                 Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng
                 Hỗ trợ tâm lý nếu thấy cần thiết.

                                                  CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

               I. Chọn câu trả lời đúng nhất
               1. Sau khi bị kim từ bệnh nhân có HIV đâm, nhân viên y tế cần phải làm gì :
                   A. Nặn rửa vết thương
                   B. Bôi thuốc sát trùng, nặn rửa vết thương

                   C. Bôi thuốc sát trùng, không nặn rửa vết thương
                   D. Rửa vết thương, báo cáo ngay lên khoa KSNK
               2. Biện pháp quan trọng để phòng ngừa tổn thương do kim tiêm đâm:
                   A. Đậy nắp kim tiêm cẩn thận trước khi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
                   B. Gạt kim khỏi bơm tiêm ở khe trên nắp thùng đựng vật sắc nhọn chuyên dụng

                   C. Không đậy nắp kim bằng  hai tay                 D. Tất cả đều đúng
               3. Để thực hiện tiêm an toàn cho bản thân, nhiệm vụ quan trọng của người tiêm:
                  A. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo về tiêm an toàn

                   B. Thực hiện đúng quy trình tiêm an toàn và báo cáo khi xảy ra phơi nhiễm C.
                   Thực hiện phân loại, thu gom chất thải sắc nhọn đúng quy định
                   D. Tất cả đều đúng
               4. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là :
                   A. Thiếu phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay           B. Tình trạng quá tải công việc

                   C. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn    D. Tất cả đều đúng
                                                              76
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83