Page 74 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 74

Bài 9: PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP

                                SAU TAI NẠN RỦI RO DO VẬT SẮC NHỌN


               MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong sinh viên có khả năng:

               1.  Kiến thức:
               1.1.  Trình bày được nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế sau tai nạn rủi ro do
               vật sắc nhọn.
               1.2.  Mô tả được các dạng nghề nghiệp của nhân viên y tế.

               1.3.  Trình bày được các phương pháp phòng ngừa tay nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến
               tiêm.
               2. Kỹ năng: Xử trí đúng quy trình phơi nhiễm do các rủi ro vật sắc nhọn trong tai nạn nghề

               nghiệp.
               3. Thái độ:
               3.1. Có thái độ tích cực nghiên cứu tài liệu và học tập.

               3.2. Nhận thức được tầm quan trọng của bài học để ứng dụng vào thực tế.


               NỘI DUNG
               1.  Nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp
                 Tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kiêm tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở
               bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của nhân viên y tế và làm cho nhân viên y tế đứng trước nguy

               cơ phơi nhiễm cao.
                 Sắc xuất bị nhiễm bệnh sau khi bị tay nạn rủi ro nghề nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức
               độ tổn thương mà còn phụ thuộc vào loại virus:

                     Truyền máu có HIV:                 100%
                     HBV (kim xuyên da)                  22-40%
                     HCV (kim xuyên da)                  10%

                     HIV  (kim xuyên da)                 0,3%
                     HIV (niêm mạc)                      0,09%
                     HIV (Da không lành lặn)            <0,01%

               2. Các dạng phơi nhiễm nghề nghiệp
                 Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…
                 Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của
               người bệnh.

                 Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào




                                                              72
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79