Page 76 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 76

  Phòng ngừa rủi ro do kim đâm bằng các dụng cụ tiêm có đặc tính bảo vệ như bơm kim

               tiêm tự huỷ là một giải pháp đáng khích lệ.
               4. Quy trình xử lý sau phơi nhiễm
               Bao gồm các bước sau:
               1.  Xử lý vết thương tại chỗ
               2.  Báo cáo người phụ trách làm biên bản( chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu như hồ sơ

               phơi nhiễm)
               3.  Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc
               4.  Xác định tình trạng HIV, HCV, HBV, của nguồn gây phơi nhiễm.
               5.  Xác định tình trạng HIV, HCV, HBV, của người bị phơi nhiễm

               6.  Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
               7.  Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV(nếu cần)
               4.1. Xử trí ban đầu khi kim tiêm xuyên qua da, dao mổ cắt vào tay
                 Tổn thương da chảy máu:

               + Xối ngay vết thương dưới vòi nước.
               + Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
               + Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch

                 Phoi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NACL 0,9% liên
               tục trong 5 phút
                 Phơi nhiễm qua miệng, mũi:
               + Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%

               + Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần, không đánh răng sau khi bị bắn máu/dịch
               tiết vào miệng.
               4.2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Nêu rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh
               giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy trữ ký của những người chứng kiến và

               những người phụ trách.
               4.3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
               4.3.1. Có nguy cơ
                 Tổn thương do kim chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: kim nông rộng mở to,

               chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ hơn kim nông nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
                 Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể bị vở
               đâm phải

                 Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da
                 Niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm trí ngay cả khi không biết
               có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

               4.3.2. Không có nguy cơ


                                                              74
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81