Page 75 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 75

  Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm bỏng,

               viêm loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc(mắt, mũi, họng)
                 Khác: Phơi nhiễm với máu có HIV do bị người khác dùng kiêm tiêm chứa máu đâm vào
               hoặc trong khi làm nhiệm vụ
               3. Phòng ngừa tay nạn rủi ro do vật sắc nhọn

                 Trước tiên là phải giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Một biện pháp có thể áp dụng
               và sử dụng bằng đường uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập chung để tránh lấy máu nhiều lần.
               sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống bằng đường truyền tĩnh
               mạch, tuy nhiên các dụng cụ này có thể khá tốn kém.

                 Giáo dục cho nhân viên y tế áp dụng các thực hành an toàn và thận trọng khi làm các thủ
               thuật liên quan đến kim tiêm và các vật sắc nhọn khác. Hướng dẫn viên, những người thực
               hiện các thủ thuật phải luôn luôn để mắt vào trường thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn, tránh
               truyền tay các vật sắc nhọn và tránh đồng nghiệp thận trọng mỗi khi chuyển vật sắc nhọn có

               tác dụng phòng ngừa tai nạn do kim đâm.
                 Tổ chức công việc thực hành sao cho tất cả các dụng cụ đều trong tầm với cả hai tay và
               phải chắc chắn và thùng thu gom vật sắc nhọn được để xác bên để giúp loại bỏ các vật sắc

               nhọn nhanh và an toàn, vì vậy sẽ hạn chế được tiềm năng phơi nhiễm.
                 Sử dụng các thùng thu gom vật sắc nhọn thích hợp góp phần tạo ra một khu vực làm việc
               an toàn. Loại thùng này phải không bị xuyên thủng, đủ lớn để chứa các vật sắc nhọn, có nắp
               bố trí ở nơi thích hợp để tiện lợi khi loại bỏ vật sắc nhọn và mọi nhân viên y tế cần phải xây

               dựng quy trình thu gom và quản lý các vật sắc nhọn và mọi nhân viên y tế cần phải biết quy
               trình đó để áp dụng trong thực hành.
                 Phòng ngừa rủi ro do kim đâm vì đậy nắp kim, có thể tránh được bằng cách không đậy nắp

               kim. Nếu  cần thiết phải đậy nắp thì hãy dùng kỹ thuật một tay để phòng ngừa tổn thương
               :trước tiên để nắp kim lên trên một mặt phẳng sau đó dùng một tay đặc nắp kim vào miệng
               nắp kim và từ từ luồn sâu kim vào nắp. Dùng tay kia siết chặc nắp kim.
                 Phòng ngừa rủi ro do kim tiêm vương vãi ở ngoài môi trường đâm vào là một vấn đề đáng

               quan tâm. Những người sử dụng kim tiêm cần phải vứt bỏ các vật sắc nhọn  ra ngoài môi
               trường thì những người khác  có thể tổn thương do các vật sắc nhọn đó gây ra. Nhân viên y tế
               khi thấy các kim tiêm trên sàng nhà hoặc trên mặt đất trong bệnh viện càn phải nhặt và bỏ vào
               thùng thu gom chất thải sắc nhọn để bảo vệ bản thân và những đồng nghiệp khác. Tuy nhiên

               không sử dụng tay để cầm các kim tiêm rơi vải này.
                 Phòng ngừa rủi ro khi kim đâm khi thu gom và xử lý các thùng thu gom vật sắc nhọn: cần
               quan sát kỹ xem thùng đựng vật sắc nhọn chĩa ra ngoài hay không. Tránh để tay quá rần chổ
               để vật sắc nhọn và không nên thu gom các thùng đựng vật sắc nhọn bằng taykho6ng có găng

               bảo hộ.


                                                              73
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80