Page 77 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 77

  Bệnh nhân đã được sát định HIV (+): tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với

               thuốc ARV
                 Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: tư vấn và lấy máu xét nghiệm
               HIV
                 Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ,

               đối tượng trốn thoát)
               4.4. Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm
                 Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định

                 nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): đã bị nhiễm HIV từ trước
               không phải do phơi nhiễm.
                 Nếu HIV(-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
               4.5. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm

                 Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C
                 Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự

               phòng phơi nhiễm lợi ích và nguy cơ
                 Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt phát
               ban buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch…
                 Tư vấn phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV

               cho người khác dùng xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các
               biện pháp dự phòng lây nhiễm.
                 Tư vấn tuân thủ điều trị và hổ trợ tâm lý.

               4.6. Điều trị dự phòng bằng ARV càng sớm càng tốt cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm
               có nguy cơ: từ 2-6 giờ và phải trước 72 giờ sau khi bị tai nạn rủi ro đồng thời tiến hành tình
               trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm.
                 Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

                 Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (-): có thể xem sét dừng điều trị. Nếu nghi
               ngờ nguồn gây phơi nhiễm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm và đang ở trong giai đoạn cửa sổ thì
               tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

                 Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV(+): không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
               mà phải chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS  để được theo dõi và điều trị
               như người đã nhiễm HIV khác.
                 Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV(-): tiếp tục điều trị theo hướng

               dẩn.
                 Phơi nhiễm không có nguy cơ: không cần điều trị.
                 Trường hợp không xác định được tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Xử lý như là

               trường hợp phơi nhiễm với nguồn HIV (+).

                                                              75
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82