Page 80 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 80

Khi xây dựng một trung tâm tiệt khuẩn phải đảm bảo một số quy đinh sau:

                 Một chiề, giữa các vùng làm việc phải được cách nhau một bức tường.
                 Dễ vệ sinh và khử trùng nơi làm việc.

                 Thuận tiện cho việc nhận và phân phát dụng cụ tại các khoa.
                                                                                        0
                                                                                                0
                 Có sự thông khí tốt và đảm bảo nhiệt độ các phòng trong khoản 18 C - 25 C.
               2. Sơ đồ thiết kế một trung tâm tiệt khuẩn
               Một trung tâm tiệt khuẩn của bệnh viện phải có các phòng chính yếu sau đây:

                 Phòng khử khuẩn, cọ rửa dụng cụ: Nhận dụng cụ, phân loại, làm sạch và khử khuẩn.
                 Phòng chuẩn bị bông gạc: Cắt xếp bông gạc theo kích cỡ của các khoa phòng yêu cầu.

                 Phòng đóng gói: Kiểm tra dụng cụ, lau dầu mỡ (nếu cần), đóng gói, dán nhãn (tiên dụng
               cụ, ngày xử lý, ngày hết hạn).

                 Kho: Có thể chia làm 2 phần một phần để lưu giữ các dụng cụ tiệt khuẩn và một phần để
               cất giữ các hàng tiêu hao y tế khác.

                 Các khu vực phụ cận khác như:
               + Phòng hành chính.

               + Phòng nhân viên.
               + Phòng vệ sinh, nhà tắm.

               + Phòng chứa dụng cụ vệ sinh.
                 Thiết kế khu trung tâm tiệt khuẩn tùy thuộc vào kích cỡ bệnh viện, diện tích mặt bằng của
               bệnh viện cũng như kinh phí của bệnh viện. Tuy nhiên phải đảm bảo một chiều, đường giao

               nhận dụng cụ bẩn không trùng với đường giao nhận dụng cụ sạch. Vật liệu xây dựng cho trung
               tâm tiệt khuẩn phải đảm bảo không thấm nước (ít nhất phải lát bằng gạch men) hệ thống cửa

               nên là cửa kính, các góc tường nên là những góc tròn, tù để dễ làm vệ sinh và lau khử khuẩn
               hàng ngày.

               IV. TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN
                 Hệ thống làm sạch tốt (nước, dung dịch sát khuẩn, thùng ngâm dụng cụ, dụng cụ cọ rửa...),

               máy rửa dụng cụ, máy làm khô dụng cụ.
                 Hệ thống làm việc đa chức năng.

                 Hệ thống lò hấp đảm bảo chất lượng hấp theo đúng quy định.
                 Hệ thống đo lường chất lượng hoạt động (thiết bị kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn: Đồng hồ

               báo nhiệt độ, áp suất, chỉ thị hóa học kiểm tra, quy định giám sát vi sinh các dụng cụ đã được
               tiệt khuẩn, tốt nhất là có test thử về vi sinh trong quá trình thực hiện quy trình tiệt khuẩn, hệ
               thống thông khí và nhiệt độ của các vùng làm việc).



                                                              78
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85