Page 83 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 83

+ Tiếp xúc với các vùng da, niêm mạc không còn nguyên vẹn (như vết thương, phẫu thuật,

               sinh đẻ).
               2.1. Mục đích: Vô khuẩn ngoại khoa là biện pháp để bảo vệ một vật hay một vùng được hoàn
               toàn vô khuẩn.

               2.2. Nguyên tắc áp dụng của vô khuẩn ngoại khoa
                 Dùng kìm vô khuẩn hay mang găng vô khuẩn để tiếp xúc với các vật vô khuẩn.

                 Không được choàng tay qua vùng vô khuẩn.
                 Không được nói chuyện, ho, hắt hơi vào vùng vô khuẩn.

                 Khi đi ngang qua vùng vô khuẩn, không được quay lưng về hướng vô khuẩn.

                 Vật vô khuẩn bị ướt được xem như không còn vô khuẩn.
                 Bình kìm tiếp liệu vô khuẩn phải được giữ khô ráo (không ngâm  dung dịch).

                 Mở gói đồ vô khuẩn phải để xa thân người, không để chạm vào áo quần.
                 Phần dưới thắt lưng không được xem là vô khuẩn.

                 Khi đã mang đồ vật ra khỏi hộp hay gói đồ vô khuẩn không được đặt trả lại.
                 Nếu nghi ngờ tình trạng vô khuẩn của một vật phải xem vật đó không vô khuẩn.

               VII. PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
               1. TIỆT KHUẨN

               1.1. Phương pháp vật lý
               1.1.1. Hơi nóng ẩm dưới áp lực
                 Áp lực chỉ để làm tăng nhiệt độ của hơi nước vì vậy căn bản của việc khử khuẩn này là bề

               mặt của vật phải được tiếp xúc với hơi nước.

                 Khi sử dụng máy phải cho không khí ra ngoài để nhiệt độ được hoàn hảo.
                 Thời gian tiệt khuẩn được tính từ khi nhiệt kế ở lối ra chỉ tới nhiệt độ cần thiết.

                 Khi sử dụng máy đang hoạt động có áp lực phải khóa an toàn ở cửa của máy, không được
               mở đến khi không còn áp lực.

               * Ưu điểm của phương pháp này là:
                 Tiêu diệt các vi khuẩn kể cả bào tử trong một thời gian ngắn.

                 Các vật dụng được hơi nước ngấm đều.
                 Tiệt khuẩn được nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác nhau.

                 Dễ kiểm soát hơn các máy tiệt khuẩn  khác.
               * Nhược điểm của phương pháp này là:

                 Không thể khử khuẩn các loại dầu mỡ, phấn bột.
                 Sử dụng máy không đúng sẽ  đưa đến mất an toàn và không hiệu quả.


                                                              81
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88