Page 55 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 55

- Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh.

               - Sau khi tiếp xúc với đồ vật nhiễm bẩn.
               - Sau khi tháo găng.
               - Khi có cảm giác hoặc nhìn thấy tay bẩn

               4.3. Quy trình rửa tay thường quy (theo công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12 /10/2007)































               -  Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào

               nhau cho sủi bọt;
               -  Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón tay của lòng bàn tay kia và ngược lại;

               -  Bước 3: Chà lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay;
               -  Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia;
               -  Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái  của bàn tay kia và ngược lại;

               -  Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới
               vòi nước chảy tới cổ tay và làm khô tay.

               * Ghi chú: mỗi bước chà 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 40 – 60 giây
               4.4. Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn (theo công văn số 7517/BYT-ĐTr

               ngày 12/10/2007)
               4.4.1. Mục đích
               -  An toàn cho người bệnh.

               -  An toàn cho nhân viên y tế.
               4.4.2. Vị trí trang bị lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh

               -  Đầu giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu;
               -  Trên các xe tiêm, xe thay băng;
                                                               53
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60