Page 52 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 52

bệnh, vật dụng xung quanh người bệnh trong quá trình thăm khám hoặc chăm sóc, phục vụ
               người bệnh. Vi khuẩn vãng lai thường gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện, có khi trở thành dịch

               khu trú tại một khoa, một bệnh viện hoặc có thể trở thành vụ dịch lớn.
               Những tác nhân gây bệnh thường có trên bàn tay
                      - Vi khuẩn gram âm: Trực khuẩn gram âm với ưu thế là các dòng vi khuẩn đường ruột
               như E. coli, Pseudomonas aeruginosa.

                      - Vi khuẩn gram dương: Cầu khuẩn gram dương như dòng Staphylococcus đặc biệt là
               Staphylococcus Aureus.
                      - Các loại nấm: Chủ yếu là Candida
                      - Các loại virut : Rotavirus, Adenovirus, HNV, HCV, HIV…

               Rửa tay thường quy tức là loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay. Rửa tay có chất sát khuẩn là
               tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh.
               3. CÁC KHUYẾN CÁO HIỆN TẠI
                      WHO (2007) trên cơ sở những khuyến cáo của CDC (2002), Đức-Pháp (2002) và ý
               kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu trên thế giới dựa vào các kết quả

               nghiên cứu khoa học đã đưa ra khuyến cáo:
                      - Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát
               nhiễm khuẩn do đó cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay.

                      - Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất
               trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
                      - Tăng cường sự tuân thủ rửa tay là điều quan trọng nhất trong các cơ sở y tế.
                      - Rửa tay bằng xà phòng là tốt, rửa tay với xà phòng xát khuẩn sẽ tốt hơn và tuyệt vời
               nhất là sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.

                      - Để tăng tỷ lệ tuân thủ rửa tay, mỗi buồng bệnh nên có một lavabo, mỗi bàn đêm hoặc
               bàn tiêm của khoa cấp cứu nên có một lọ sát khuẩn tay nhanh hoặc nên trang bị cho mỗi bác
               sĩ và điều dưỡng một lọ dung dịch sát khuẩn tay. Tuy nhiên, việc trang bị cho mỗi cá nhân một
               lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh nên được xem xét tính khả thi ở Việt Nam.

                      Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ này giao động từ 16 đến 81%  và trung
               bình là 40 %. Người ta cũng cho rằng sự tuân thủ có liên quan đến tính hiệu quả, sức chịu
               đựng của da tay và thời gian rửa tay.
                      Một trong những kết quả nghiên cứu nổi tiếng có ảnh hưởng lớn tới các nhà kiểm soát

               nhiễm khuẩn là nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Didier Pittet, thuộc bệnh viện thực hành
               Geneve ở Thụy Sĩ. Ông và cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh bàn tay.
               Bảng kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet và cộng sự từ năm 1995-
               1998

                     TT  Nội dung                            1993        1994        1997       1998



                                                               50
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57