Page 50 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 50

cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với những bệnh nhân khác nhau nêu trên. Họ cho rằng rửa
               tay như vậy là quá nhiều.

                       Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker tại Mỹ đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên giảng
               dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm bệnh nhi.
                      Năm 1992, một báo cáo khoa học của New Enland đưa ra kết quả một nghiên cứu về
               rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo

               dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở cán bộ y tế chỉ sấp xỉ 30% và tỷ lệ cao
               nhất chỉ đạt 48%. Cũng năm đó CDC (Mỹ) cho biết tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giao động từ
               5-15% tại các bệnh viện, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải trên nhân viên y tế
               và năm 1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc

               với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A.
               1.2. Tầm quan trọng của rửa tay
                      Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ thực
               hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, Bộ
               Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng.

                      Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì
               các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được
               bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa

               tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong
               hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn
               tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%.
                      Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh.
               Những hành vi quen thuộc của nhiều người như đưa tay dụi mắt, miệng, cầm nắm đồ vật bẩn

               nhưng không rửa tay sạch... đã vô tình làm “cầu nối” giúp những vị khách không mời dễ dàng
               vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh hay gặp như đau mắt, tiêu chảy, nhiễm trùng
               hô hấp cấp…thường mắc phải cũng chính là do thực hiện vệ sinh kém.

               2. CẤU TRÚC DA VÀ CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN DO BÀN TAY
               2.1. Cấu trúc của da
                                                                       2
               - Da chiếm diện tích trên cơ thể chúng ta khoảng 2m , với tổng trọng lượng khoảng 15-20%
               trọng lượng cơ thể.
               - Nhiệm vụ: Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, chống mất nước,

               bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi trường như: vi khuẩn, bụi bẩn, ánh nắng,..Da
               còn là nơi đón nhận các xúc giác của cơ thể, giúp ta biết đau, nóng, lạnh và khoái cảm.
               - Da có 3 lớp theo thứ tự:
                  + Lớp vảy sừng: Là lớp tế bào chết nằm ngoài cùng, được tạo thành từ những tế bào biểu

               bì bên dưới và được thay thế liên tục. Lớp này có tác dụng che chở cho lớp tế bào sống bên
               trong.

                                                               48
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55