Page 49 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 49

2.1. Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ để tiến hành vệ sinh bàn tay.
               2.2. Thực hiện đủ và đúng quy trình vệ sinh bàn tay.

               3. Thái độ:
               3.1. Có thái độ tích cực trong nghiên cứu tài liệu và học tập.
               3.2. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với thực hành nghề sau này.


               NỘI DUNG
               1. MỐC LỊCH SỬ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH BÀN TAY
               1.1. Mốc lịch sử quan trọng
                      Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử

               vong do sốt hậu sản. Sau đó, nguyên nhân của những tử vong đó được tìm thấy là do vi khuẩn
               Streptococcus pyogenes
                      Vào những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865) công tác tại Bệnh viện
               đa khoa Viên (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tử lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa
               hai khoa sản của bệnh viện.

                      Năm 1846, Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng
               thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà
               chỉ có các BS và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ

               này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao
               gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03%.  Ông
               quan sát và thấy rằng, các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám
               bệnh nhân này và chuyển sang thăm khám bệnh nhân kia hoặc thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh
               nhân xong. Ông cho rằng nguyên nhân của sốt hậu sản là do bàn tay chứa tác nhân gây bệnh

               do không rửa tay của các bác sĩ và sinh viên y khoa. Năm 1847, một người bạn của ông là
               Jakob Kolletschkang phát hiện một trường hợp tử vong cũng có nguyên nhân giống như các
               bà mẹ bị sốt hậu sản. Sau đó, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong có chứa chlorine
               để rửa tay sau việc đụng chạm trên tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của các

               bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 xuống 2,38%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho
               rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quá nhiều
               và không có bác sĩ nào chấp nhận.
                       Ngày  nay,  ở  Hung  Gary  người  ta  lập  nên  bảo  tàng  Semminweis,  bệnh  viện

               Semminweis. Tại Áo người ta thành lập bệnh viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi
               nhận là người mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.
                      Trong những năm đó, khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu phương
               tiện rửa tay, thiếu nước (ngay cả khi có nước thì nước ấm rửa tay vào mùa đông cũng là một

               khó khăn), sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cộng với nhân viên y tế rất thiếu kiến
               thức về vệ sinh bệnh viện là những giải thích cho sự phản ứng của các bác sĩ trước khuyến

                                                               47
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54