Page 53 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 53

1.  > 20.000 cơ hội rửa tay từ năm

                          1995 – 1997
                     2.  Sự tuân thủ rửa tay                            48%         66%
                          -  Điều  dưỡng  và  trợ  lý  điều                       Tăng
                          dưỡng                                                       Không

                          - Bác sĩ                                                     tăng
                     3.  Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện                      16,9%       9,9%
                     4.  Tỷ lệ MRSA                                       2,16%       0,93%

                     6.  Mức  tiêu  thụ  dung  dịch  sát  3,5 lít                             15,4 lít
                          khuẩn  tay/1000  ngày  điều  trị
                          bệnh nhân


                      Bảng trên cho thấy: Từ năm 1995-1997, trên hai mươi ngàn cơ hội rửa tay đã được
               quan sát, sự tuân thủ rửa tay tăng lên từ 48% đến 66%. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay được
               cải thiện rõ rệt ở điều dưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ này không đuợc cải thiện ở các bác sĩ. Tỷ lệ

               nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16,9 % (1994) xuống còn 9,9% (1997). Sự lan truyền vi khuẩn
               kháng Methicilin/10.000 ngày điều trị/bệnh nhân giảm từ 2,16 % (1994) xuống còn 0,93%
               (1997) nhưng lượng tiêu thụ dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn lại tăng từ 3,5 lít/ngày bệnh
               nhân (1993) lên 15,4 lít (1997).
                      Năm 2002, trong một báo cáo, Pittet đã tuyên bố là từ năm 1999-2001, tỷ lệ nhiễm

               khuẩn bệnh viện duy trì ở mức 10% (giảm 6% so với trước khi có chương trình rửa tay), trong
               khi kinh phí đầu tư cho chương trình rửa tay chỉ là 290.000 USD, tiết kiệm chi phí cho điều
               trị nhiễm khuẩn trong 3 năm là 12 triệu đô la Mỹ.

               4. QUY TRÌNH RỬA TAY
               4.1. Mục đích
               -  Giữ cho bàn tay luôn sạch
               -  Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân
               viên y tế và cộng đồng.

               -  Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
               4.2. Chỉ định rửa tay
               -  Trước khi tiếp xúc với người bệnh
               -  Trước khi thực hiện các thao tác vô khuẩn

               -  Sau khi tiếp xúc với người bệnh
               -  Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, tháo bỏ găng.
               -  Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ bẩn, chất thải và các vật đựng trong buồng bệnh
               4.3. Trang bị phương tiện cho rửa tay



                                                               51
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58