Page 57 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 57

2. Kỹ năng:
               2.1. Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân khi thực hiện công việc.

               2.2. Thực hiện đủ và đúng quy trình mang và phòng hộ cá nhân theo quy định.
               3. Thái độ:
               3.1. Có thái độ tích cực trong nghiên cứu tài liệu và học tập.
               3.2. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với thực hành nghề sau này.


               NỘI DUNG
               I. NỘI DUNG PHÒNG CÁ NHÂN
                 Vệ sinh bàn tay: Vệ sinh tay là thành phần cơ bản của phòng ngừa chuẩn và là biện pháp

               hiểu quả nhất trong nổ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở Y Tế.
               Những biện pháp cơ bản để vệ sinh bàn tay bao gồm: Cung cấp phương tiện rửa tay, đào tạo,
               giám sát tuân thủ, thông tin phản hồi cho nhân viên Y tế.
                 Mang phương tiện phòng hộ, bao gồm: Găng khẩu trang, tạp dề; kính mặt nạ, việc sử dụng

               các phương tiện phòng hộ phải căn cứ vào việc đánh giá nguy cơ và dự đoán khả năng và
               phương thức phơi nhiễm với máu, dịch sinh học của người bệnh mà NVYT có thể sử dụng
               một hoặc nhiều phương tiện phòng hộ khi khám điều trị và chăm sóc cho người bệnh.

                 Vệ sinh hô hấp: Áp dụng khi nghi ngờ hoặc xác định có nguy cơ phát tán tác nhân gây
               bệnh qua đường hô hấp như SARS, cúm A H5N1, cúm A H1N1…vệ sinh hô hấp áp dụng cho
               nhân viên Y Tế, người bệnh người chăm sóc và người đến thăm người bệnh trong các cơ sở
               Y Tế và là chìa khoá để ngăn ngừa sự phát tán các tác nhân lây bệnh đường hô hấp trong các
               cơ sở Y Tế.

                 Xử lý dụng cụ Y Tế để dùng lại: Dụng cụ Y Tế sau khi sử dụng đã nhiễm bẩn  và nhiễm
               bẩn và nhiễm khuẩn, do đó muốn sử dụng  lại phải: phân và xử lý theo mục đích sử dụng, thực
               hiện đúng quy trình xử lý dụng cụ từ khâu khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn, tiệt

               khuẩn và bảo quản đúng cách; dụng cụ tiệt khuẩn phải đảm bảo vô khuẩn đến khi sử dụng cho
               người bệnh. Nhân viên khi tiếp xúc với dụng cụ nhiễm khuẩn cần mang phương tiện phòng
               hộ cá nhân thích hợp.
                 Tiêm an toàn: Tiêm an toàn được bổ sung thêm vào phòng ngừa chuẩn trên cơ sở các bằng

               chứng thực tiễn về nguy cơ lây truyền các tác nhân lây bệnh theo đường máu do sự xuất hiện
               các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV…
                 Xử lý đồ vải: Xử lý an toàn đồ vải nhiễm máu để kiểm soát nguy cơ lây truyền bệnh cho

               nhân viên Y Tế trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải.
                 Vệ sinh môi trường: Môi trường các cơ sở Y Tế, các bề mặt và các đồ vật trong các cơ sở
               Y Tế là nguồn chứa các tác nhân gây bệnh, nguồn phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
               Môi trường bệnh viện phải được làm sạch, đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và nhân viên

               Y Tế.
                                                               55
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62