Page 51 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 51

+ Lớp biểu bì: Là lớp tế bào sống (còn gọi là tế bào sừng). Các tế bào này phát triển liên
               tục, tạo ra các tế bào mới và đẩy dần các tế bào bên trên ra ngoài để tạo ra lớp vảy sừng. Dưới

               đáy lớp biểu bì có chứa rải rác các melanin bào, sản sinh ra melanin. Chính melanin là sắc tố
               quyết định màu của da. Trong lớp biểu bì còn chứa các tế bào Langerhans, có nhiệm vụ bảo
               vệ da chống lại sự viêm nhiễm. Tế bào biểu bì, melanin bào, tế bào Langerhans đều có nhân
               chứa vật liệu di truyền là DNA. Các yếu tố như tia UV, hóa chất, khói thuốc...đều có thể làm

               biến đổi DNA, gây ra bệnh ung thư và các bệnh lão hóa da do ánh sáng.
                  + Lớp chân bì: Nằm sát ngay dưới biểu bì, là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ
               nâng đỡ và nuôi dưỡng da. Đây là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch
               huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi. Lớp chân bì có chứa Collagen và Elastin

               định hình cấu trúc của da, tạo tính đàn hồi và độ săn chắc của da.
               2.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn do da bàn tay
                      Vi khuẩn cư trú trên bàn tay (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay), đặc biệt tụ
               cầu khuẩn thường xuyên có trên bề mặt da và trong niêm mạc mũi của người khỏe mạnh, loại vi
               khuẩn nguy hiểm này truyền nhiễm sang người khác qua tiếp xúc thông thường.

                      Vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí, trên các đồ vật, quần áo và có rất nhiều trên da
               bàn tay mà bằng mắt thường không thể nào nhìn thấy. Trên bề rộng của da người bình thường
                                   2
               có diện tích là 1cm  chứa tới 40.000 vi khuẩn, trên da bàn tay thì số lượng vi khuẩn còn nhiều
               hơn.
                      Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người. Mỗi khi bắt tay hay
               sờ mó một vật gì (nắm khóa cửa, robinet, chốt xả nước bàn cầu, v.v…) chắc chắn bàn tay
               chúng ta đã bị nhiễm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
                       Trên da nói chung và da bàn tay nói riêng có hai loại vi khuẩn, đó là vi khuẩn thường

               trú và vi khuẩn vãng lai.
               - Vi khuẩn thường trú: Sống và sinh sản ở lớp sâu của da, khó loại bỏ bằng rửa tay thường
               quy. Bình thường vi khuẩn này không gây nhiễm khuẩn mà là hàng rào hiệu quả chống lại sự
               tụ tập của vi khuẩn ngoại sinh. Nó chính là nguồn gốc của nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn nơi

               tiêm chích bởi P. aeuruginosa hoặc Acinetobacter spp. Nó sẽ gây nhiễm khuẩn toàn thân trong
               trường hợp có sai sót trong các kỹ thuật đòi hỏi vô khuẩn trong thăm khám, điều trị và chăm
               sóc người bệnh, khi mật độ vi khuẩn lớn, bênh nhân nằm viện lâu hoặc trường hợp bệnh nhân
               suy giảm miễn dịch hay bệnh nhân cấy ghép tạng. Những loại vi khuẩn thường trú gây nhiễm

               khuẩn mắc phải thường là vi khuẩn hoại sinh đa kháng kháng sinh.
               - Vi khuẩn vãng lai: Tồn tại và sinh sản ngay ở lớp da bên ngoài và đây chính là nguyên nhân
               gây nhiễm khuẩn mắc phải, nó có thể bị tiêu diệt bởi rửa tay thường quy. Theo một số tài liệu
                                                                                                   5
                                                                      6
               cho thấy số lượng vi khuẩn vãng lai trên da đầu là 10  CFU/cm2, da nách là 5*10  CFU/ cm2,
                                                        4
                             4
                                                                                                               4
               da bụng là 10  CFU/cm2, cánh tay là 10  CFU/cm2 và trên da bàn tay nhân viên y tế từ 3.9*10
                           6
               đến 4.6*10 . Số vi khuẩn vãng lai trên thường do nhân viên y tế tiếp xúc bàn tay với người
                                                               49
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56