Page 32 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 32

loại dễ bị tiêu diệt ở môi trường, (ví dụ như các loại vi khuẩn kỵ khí), trong khi đó một số
               khác thì lai rất khó (vi khuẩn đường ruột, tụ cầu).

                 Những tác nhân là những thực vật hoại sinh: là nguồn gốc ở bên ngoài cũng như ở trên
               những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Những tác nhân này chủ yếu là vi khuẩn, nấm. Chúng
               thường là các tác nhân gây nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Những tác nhân này thường
               không gây truyền nhiễm, nhungu là nguồn nhiễm khuẩn tiềm tàng, có khả năng gây nhiễm

               khuẩn  chéo.  Các  vi  khuẩn  này  dễ  dàng  sống  trong  mộ  trường  bệnh  viện  (ví  dụ  như:
               Pseudomonas spp, Serratia spp,…)
               2.2. Mức độ gây bệnh nặng của tác nhân

                 Được biểu hiện bằng số lượng những tác nhân có thể gây sự lan truyền nhiễm khuẩn bệnh
               viện.
                 Phương thức truyền nhiễm và đường truyền.
               2.3. Tính chất cơ bản của bệnh nhân và nhân viên y tế cần được bảo vệ

                 Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao: bệnh nhan suy giảm miễn dịch, bệnh nhân không
               được tạo miển dịch (tiêm phòng vaccin tao miễn dịch) hoặc những bệnh nhân non yếu (phụ
               nữ có thai).

                 Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị chi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách
               thăm viếng…
               3. NHỮNG BIỆN PHÁP CÁCH LY TRONG BỆNH VIỆN
               3.1. Mục tiêu cách ly
               Cách ly nhằm hai mục đích rất khác nhau được minh họa sau đây:

               3.1.1. Tránh sự lan truyền nhừng tác nhân gây nhiễm khuẩn được xác định rõ hoặc có khả
               năng gây nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, hoặc những bệnh nhân mang
               nguồn bệnh đã được xác định, hoặc ở những bệnh nhân không nhiễm khuẩn và cũng không

               mang nguồn bệnh nhưng rất nhạy cảm (bệnh nhân hoặc nhân viên chăm sóc). Người ta gọi đó
               là cách ly những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Mục đích này được minh họa trong sơ đồ 1.
               3.1.2. Tránh sự truyền của tất cả các nhiễm khuẩn tiềm tàng cho những bệnh nhân suy giảm
               miễn dịch (những vi khuẩn từ mơi trường chăm sóc hoặc các nguồn mang từ bệnh nhân khác,
               những nhấn viên chăm sóc, những khách thăm viếng). Người ta gọi là cách ly bảo vệ. Mục

               tiêu thứ hai này được minh họa trong sơ đồ 2
               - Trong cách ly nhiễm khuẩn, cần phải tạo một hàng rào ngăn cản sự lan truyền các tác nhân
               nhiễm khuẩn đã biết rõ hay còn nghi ngờ, ở trên bệnh nhân hoặc từ môi trường trung gian

               của bệnh nhân. Để thực hiện biện pháp cách ly này, phương pháp chư yếu là: rửa tay trước khi
               bước vào buồng bệnh, khử khuẩn các dụng cụ (hay còn gọi là tiền khử trùng) trước khi mang
               ra khỏi phòng, sự khử trùng hoăc bỏ các dụng cụ vào trong bao có tính chất bảo vệ, tiếp theo
               là loại bỏ rác và các chất tiết nhiễm khuẩn có kiểm soát. Quá trình cách ly này được sử dụng



                                                              30
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37