Page 36 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 36

  Cách ly đặc biệt này nhằm ngăn ngừa sự lan truyền của những tác nhân gây nhiễm khuẩn

               hoặc do tiếp xúc từ người này đến người khác (cách lt tiếp xúc: viết tắc  “C”), hoặc bởi những
               chất tiết họng-khí quản-phế quản (cách ly “giọt” nước bọt bắn ra trong khi nói chuyện, ho,
               hoặc khạc nhổ viết tắt “G”, hoặc bởi đường thông khí (cách ly đường “khôn khí” viết tắt “A”).
               Những cẩn trọng đặc biệt có thể bao gồm:

                 Cách ly có tính chất địa lý trong những phòng cá nhân: cách ly này có thể chứng minh cho
               sự tiện ích đối với bệnh nhân hoặc nhân viên chăm sóc, cũng như cho chăm sóc y tế đối với
               bệnh nhân một cách chặt chẽ. Trong trường hợp sau, thật quan trọng chỉ rõ phòng cách ly phải
               được thông thương với một buồng chuẩn bị thay trang phục, rửa tay, mang mũ, khẩu trang…,

               trước khi vào phòng cách ly và nếu có thể trang bị hệ thống thông khí áp lực âm (với cách ly
               nhiễm khuẩn) hoặc áp lực dương (nếu cách ly bảo vệ).
                 Giới hạn sự di chuyển bệnh nhân: khi vận chuyển từ giữa các khoa hoặc bệnh viện cần
               phải hiểu biết khoa nhận cũng như khoa nhận phỉa đảm bảo sự vận chuyển, cũng như tránh sự

               lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn cảu bệnh nhân.
                 Nhấn mạnh việc rửa tay và khử trùng tay: cần thiết phải rửa tay với dung dịch khử trùng
               nước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, có thể sử dụng dung dịch cồn sát trùng tay nếu tay

               sạch và không dính chất tiết, máu.
                 Trang phục có tính chất bảo vệ:
                  +  Găng tay: loại găng không tiệt trùng dùng một lần, chú ý găng sau khi sử dụng phải
               được tháo ngay trong phòng bỏ vào thùng rác, sau đó rửa tay trước khi ra khỏi phòng kết thúc
               công việc. Việc mang găn không thay thế được việc rửa tay sau khi tháo găng.

                  +  Khẩu trang: nhằm ngăn ngừa sự truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ nhân viên cũng như
               bệnh nhân bởi những giọt nước bắn ra trong khi nói, khạc nhổ, để có hiệu quả các khẩu trang
               này phải kín che mũi tránh những giọt nước bọt bắn ra và khẩu trang phải đảm bảo thời gian

               an toàn đủ cho thực hiện thao tác.
                  +  Áo choàng: Vải và tay dài phải có măng sét loại đặc biệt dùng trong cách ly, phải được
               thay đổi tối thiểu 1 lần/ ngày, thay ngay khi một nhóm cùng làm việc và khi áo dính bẩn, áo
               choàng phải được đặt ngay trong phòng và cởi ra cũng trong phòng.
                  + Kính: nhằm bảo vệ mắt không bị bắn bởi các dịch tiết.

                 Nhấn mạnh những biện pháp cách ly khi loại đồ vải nhiễm, rác, chất tiết của bệnh nhân,
               dụng cụ nhiễm,…

                 Người ta phân biệt 3nhóm “cách ly đặc biệt”:
               Cẩn trọng với yếu tố lây nhiễm qua đường “không khí” “A”: đường có truyền bởi những hạt
               không khí có kích thước rất bé <5µ (hạt nước bọt rất nhỏ, hạt bụi), bao gồm các biện pháp:
                  + Cách ly phòng cá nhân, duy trì áp lực âm, với sự thay đổi không khí 6 lần/ giờ, cửa đóng
               kín, trong trường hợp không thể có điều kiện phòng cá thể, có thể thực hiện cách ly theo nhóm

               (bao gồm một nhóm bệnh nhân có cùng một tác nhân nhễm khuẩn) ở trong một phòng,
                                                              34
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41