Page 28 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 28

  Giám sát liên tục (quá trình giám sát được duy trì thực hiện liên tục).

               4. Các phương pháp giám sát
               4.1. Giám sát thụ động: ít tốn kém về kinh phí nhunug hiệu quả không cao, các khoa phòng
               phải báo cáo về những trường hợp NKBV cho các khoa chống nhiễm khuẩn và các khoa chống
               nhiễm khuẩn chỉ đơn giản thống kê các số liệu trên. Phương pháp này thiếu chính xác, không
               khách quan trong thu thập và báo cáo dữ lệu.

               4.2. Giám sát chủ động: nhân viên KSNK hợp tác với nhân viên trong khoa lâm sàng cùng
               tìm kiếm các trường hợp NKBV theo những biểu mẩu có sẵn và những tiêu chuẩn đã được
               thống nhất trong toàn bệnh viện đã ban hành trước đó. Tiêu chuẩn chẩn đoán không nhất thiết
               dựa vào báo cáo kết quả vi sinh mà chủ yếu dựa vào lâm sàng.

               4.3. Điều tra tỷ lệ hiện mắc: đây là một phương pháp điều tra cắt ngang theo từng giai đoạn
               nhằm phát hiệm những trường hợp NKBV hiện mắc tại thời điểm điều tra, thường thực hiện
               trong cùng một ngày hoặc một khoảng thời gian ngắn quy định trong pham vi toàn bệnh viện.
               phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém và cho thấy một cái nhìn tổng quát, “một bức ảnh

               chụp nhanh” về NKBV cũng như hoạt động chống NKBV trong cùng một thời điểm, phương
               pháp này không đủ chính xác để bao hàm toàn bộ vấn đề liên quan và số liệu cũng không nói
               lên được khuynh hướng diễn biễn của NKBV hiện có.
               4.4. Điều tra tỷ lệ mắc mới: thực hiện trên bệnh nhân ngay từ lúc nhập viện hoặc nhập khoa,

               theo dõi trong một thời gian dài, nhờ đó phát hiện ngay khi bắt đầu có NKBV, các bệnh nhân
               được thăm khám mỗi ngày trong thời gian nằm viện và có thể được khám định kỳ sau khi xuất
               viện. Phương pháp này được thực hiện nhờ vào những tiêu chuẩn xác định NKBV chặt chẽ đã
               được thông qua bởi nhóm dịch tể học trong bệnh viện và khoa CNK. Thông thường phương

               pháp này thường được thực hiện tại những khoa có nguy cơ cao như khoa hồi sức tích cực,
               khoa ngoại… thực hiện trên phạm vi toàn bệnh viện, nhưng kết quả chính xác và có thể đưa
               ra những giả thuyết và chứng minh giả thuyết. Để thực hiện được các phương pháp giám sát
               nêu trên, cần có:

                 Nguồn dữ liệu: hồ sơ bệnh án, kết quả vi sinh, các kết quả xét nghiệm hỗ trợ khác, thăm
               khám tại giường, bàn bạc với nhân viên tại khoa.
                 Người thu thập dữ kiện: tốt nhất là nhân viên CNK kết hợp với nhân viên khoa Vi sinh,
               nhân viên khoa phòng liên quan đã được huấn luyện.

               5. Phân tích dữ kiện
                 Với điều tra cắt ngang: kết quả cần thu thập là tỷ lệ hiện mắc.

                 Với điều tra ca bệnh mới: kết quả cần thu thập là tỷ lệ mới mắc.
                 Thí dụ: 5 trường hợp NKBV đường tiết niệu do đặt ống thông tiểu/100 bệnh nhân đặt ống
               thông tiểu.
                 Độ nhạy cảm (Incidence density): giúp cho dễ dàng so sánh tỷ lệ NKBV giữa các nhóm

               bệnh nhân khác nhau vì tính tỷ lệ trường hợp NKBV và thời gian nguy cơ.
                                                              26
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33