Page 7 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 7

- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn,
               hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm

               khuẩn trong toàn đơn vị.
               - Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân
               vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
               - Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc

               và sử dụng kháng sinh hợp lý.
               - Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện,
               giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
               2.1.3. Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn

               2.1.3.1. Tổ chức: Gồm đại diện các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; mỗi khoa cử ít nhất một
               bác sĩ hoặc một điều dưỡng, hộ sinh tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động
               dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn. Các thành viên thường
               xuyên được huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
               2.1.3.2. Nhiệm vụ

               - Tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
               - Tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thầy thuốc, nhân viên tại đơn vị thực hiện các quy
               định, quy trình chuyên môn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.

               3. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
               3.1. Trách nhiệm của Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
               - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát
               nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Xây dựng và ban hành các qui định cụ
               thể về các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với thực tế của đơn vị theo

               hướng dẫn của Thông tư này.
               - Đầu tư kinh phí thường xuyên hàng năm đủ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
               - Bảo đảm đủ nhân lực, phương tiện, thiết bị, hoá chất, vật tư cho việc thực hành chuyên môn,
               kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải và vệ sinh, bảo đảm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

               xanh, sạch, đẹp.
               - Chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiện
               công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
               - Bảo đảm an toàn và phòng ngừa lây bệnh truyền nhiễm cho nhân viên y tế và cho người

               bệnh, nhất là trong các tình huống có dịch bệnh.
               - Phát động phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng, kỷ luật về công tác kiểm soát nhiễm
               khuẩn.
               3.2. Trách nhiệm của Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn

               - Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các hoạt động kiểm soát
               nhiễm khuẩn.

                                                               5
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12