Page 5 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 5

-    Cơ sở chế biến thực phẩm và phân phối xuất ăn trong bệnh viện phải có đầy đủ trang thiết bị
               và phương tiện theo đúng các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

               1.3. Nhân lực chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn
               -  Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
               hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám
               sát  nhiễm  khuẩn  phải  bảo  đảm  tối  thiểu  01  nhân  lực  được  đào  tạo  về  kiểm  soát  nhiễm

               khuẩn/150 giường bệnh.
               -  Thầy thuốc, nhân viên của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn phải được đào tạo chuyên khoa và
               thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
               -  Thầy thuốc, nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được đào tạo về các quy trình

               kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng đúng và thành thạo, các phương tiện
               phòng hộ cá nhân.
               2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
               CHỮA BỆNH
               2.1. Hệ thống tổ chức

               Các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
               -  Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
               -  Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn

               -  Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
               2.1.1. Hội đồng (Ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
               2.1.1.1. Tổ chức
               - Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc (Thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa
               bệnh ra quyết định thành lập. Hội đồng bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Uỷ viên

               thường trực và các uỷ viên.
               - Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phó
               Chủ tịch Hội đồng hoặc Uỷ viên thường trực là Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc Tổ
               trưởng tổ kiểm soát nhiễm khuẩn hay một lãnh đạo khoa, phòng có kinh nghiệm trong lĩnh

               vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
               - Uỷ viên của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện của các khoa lâm sàng và cận lâm
               sàng; các phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, Phòng
               Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Vật tư thiết bị Y tế và các bộ phận liên quan

               khác.
               2.1.1.2. Nhiệm vụ
               - Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các
               quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

               - Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị về kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm
               khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấnsửa chữa, thiết

                                                               3
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10