Page 45 - Đặc san Trí thức Bạc Liêu số số 58 chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2022)
P. 45

Văn hóa - Văn nghệ



         Bài ca cũng là sự phản ánh tình đất, tình người của người dân Bạc Liêu.
             Tác giả Phan Ni Tấn sinh 6/3/1948 tại Cần Giuộc, Long An nhưng
         lại lớn lên ở Ban Mê Thuột, cha ông là một nhạc công cổ nhạc gốc
         Long An, mẹ là người Huế. Cha ông mất sớm. Trước 1975, ông theo
         học Trường Đại học khoa học Sài Gòn lẫn Trường Quốc gia Âm nhạc
         và Kịch nghệ Sài Gòn. Tháng 1/1970, tốt nghiệp Trường Bộ binh Thủ
         Đức và chính thức tham gia Quân đội Sài Gòn tại Pleiku năm 1971. Sau
         sự kiện 30/4/1975, ông bị đi cải tạo tại Trại cải huấn Ban Mê Thuột. Hiện
         nay Phan Ni Tấn định cư tại thành phố Toronto, Canada. Ông là một
         người rất thích rày đây mai đó, những tác phẩm của ông hầu như đều
         lấy chất liệu cảm hứng từ những chuyến đi thực tế ấy.
             Vào năm 1970, khi còn là sinh viên, ông và một người bạn có
         dịp về miền Tây, đi qua từng địa danh quê nhà Cần Giuộc, Cần Đước,
         rồi Gò Công, Bạc Liêu, Cà Mau... Khi đi qua Bạc Liêu, chiêm ngưỡng
         những địa danh nổi tiếng như chiếc cầu quay, nghe câu ca vọng cổ,
         ghé qua cánh đồng muối, tức cảnh sinh tình, rồi chợt nhớ tới ông Cao
         Văn Lầu, sự tích Dạ cổ hoài lang, nhớ Công tử Bạc Liêu… Khi ngủ, nửa
         đêm tỉnh giấc, mượn hình tượng và giai điệu Lý con sáo Nam Bộ, hòa
         huyện âm điệu hò, xang của bài vọng cổ đầu tiên... Cứ vậy, ông sáng
         tác điệu nhạc cho con sáo sổ lồng, bản Lý Con Sáo Bạc Liêu từ đó ra
         đời để nhớ cái ngày ghé Bạc Liêu, chạy băng qua cánh đồng muối
         đầy kỷ niệm.
             Chúng tôi xin lược trích những câu nói của tác giả Phan Ni Tấn trong
         tư liệu (http://www.tongphuochiep.com/) khi nói về nguồn gốc bài Lý Con
         Sáo Bạc Liêu, “… Bạc Liêu là cái nôi của dân ca miền Nam, quê hương của
         câu vọng cổ đầu tiên. Bản Dạ Cổ Hoài Lang do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng
         tác, kể về tâm tình người vợ nhớ chồng xa quê lúc đêm về. Năm 1970 có lần
         tôi đi ngang qua Bạc Liêu nhìn thấy vài mái lều tranh cằn cỗi, xiêu tó, trơ
         trụi trên gò đất quanh là ruộng muối không một bóng người; trên trời thì
         mây chì ảm đạm dọc ngang, dưới đất thì sắt se gió mặn. Cái cảnh hắt hiu
         sầu thảm đó của Bạc Liêu đã ăn sâu vào tâm trí tôi …, tôi bồi hồi thấy lại
         con người và sông nước Bạc Liêu ... Nhìn hình ảnh những nghệ sĩ ca múa
         trông giống như một phó bản của Ba tôi và các nghệ sĩ cổ nhạc thời trước.
         Những bản cổ nhạc theo các điệu Kim tiền, Lưu thủy, Bình bán vắn, Nam
         xuân, Nam ai... của Ba tôi và các nghệ sĩ diễn tấu xưa kia đã âm thầm đọng
         lại, vun bồi trong tôi để ngày nay biến thể thành điệu nhạc Lý Con Sáo
         Bạc Liêu. Rồi mỗi lần nghe lại bài này qua giọng hát Phi Nhung, Hương
         Lan, Tâm Ðoan, Ngân Huệ, Trung Hậu, Duy Trường, Thoại Mỹ, Quang Hiếu,
         Lý Ngọc Thu... tôi đều mang một mối cảm hoài… Dù sao, trong cái buồn
         cũng có cái may, vì nghệ thuật cải lương vẫn còn những hậu duệ không
         kém những bậc tài danh năm xưa, như Kim Tử Long, Hương Lan, Ngọc
         Huyền, Thanh Ngân, Tài Linh, Vũ Linh, Vũ Luân, Thoại Mỹ, Quế Trân... Ngày
         nay, những nghệ sĩ này không còn sân khấu lớn để diễn, nhưng giọng ca
         mùi của họ vẫn văng vẳng đâu đó ở nơi đời này. Tôi cũng thích thưởng
         thức vọng cổ với dàn đờn ca tài tử sau này diễn ra trong các quán lá, trên
         sàn nhà, ngoài vườn cây, bên con rạch hiền hòa... Họ như những tiếng dế
         canh thâu rả rích gọi buồn.Những sinh hoạt nghệ thuật truyền thống như
         vậy, những ấn tượng âm thanh như vậy lâu dần đã thấm nhuần vào ký ức
         thính giác của tôi, để rồi tuần tự tôi viết ra các điệu nhạc có âm hưởng dân
         ca, cổ nhạc miền Nam như Lý Con Sáo Bạc Liêu, Phải Lòng Con Gái Bến
         Tre, Con Sáo Thứ Ba Biển, Con Sáo Rạch Giá, Tay Vịn Cần Thơ, Tình Má Hậu
         Giang, Lý Ngược Dòng, Nhớ Dìa Miệt Thứ…”.n

        Ñaëc san  TRÍ THÖÙC BAÏC LIEÂU - SOÁ 58                                                  45
   40   41   42   43   44   45   46   47   48