Page 42 - Kiểm soát nhiễm khuẩn Tài liệu giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh
P. 42

  Xử lý đồ vải: Xử lý an toàn đồ vải nhiễm máu để kiểm soát nguy cơ lây truyền bệnh cho

               nhân viên Y Tế trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải.
                 Vệ sinh môi trường: Môi trường các cơ sở Y Tế, các bề mặt và các đồ vật trong các cơ sở
               Y Tế là nguồn chứa các tác nhân gây bệnh, nguồn phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
               Môi trường bệnh viện phải được làm sạch, đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và nhân viên
               Y Tế.

                 Xử lý chất thải gắn Y tế: Chất thải Y Tế là nguồn chứa tác nhân vi sinh vật gây bệnh, tác
               động tiềm tàng đến sức khoẻ, ảnh hưởng tới môi trường nước và không khí. Đồng thời, rủi ro
               do vật sắc nhọn là nguy cơ bị nhiễm tác nhân gây bệnh theo dường máu cho nhân viên Y Tế,

               người bệnh và cộng đồng. Vì vậy chất thải Y Tế phải đuộc thu gom, Xử lý và tiêu huỷ an toàn,
               đặc biệt quan tâm xử lý an toàn chất thải sắc nhọn.
               2. PHÒNG NGỪA BỔ SUNG
               2.1. Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc:

                 Truyền bệnh qua tiếp xúc xảy ra khi các tác nhân lây bệnh lây truyền trực tiếp từ người
               bệnh sang người bệnh hay từ người bệnh sang nhân viên Y Tế thông qua tiếp xúc hoặc lây
               truyền gián tiếp qua các vật trung gian như  quần áo , chăn ,chiếu, gối đệm.

                 Sự lây truyền xảy ra do sự tiếp xúc giữa da và da. Bệnh lây truyền qua đường này hay gặp
               nhất là Herps Simplex, chốc, ghẻ, chấy rận, đậu mùa, zona, nhiễm vi sinh vật đa kháng như tụ
               cầu vàng kháng Methiciline (MRSA).
                 Những biện pháp phòng ngừa lây tiếp xúc qua truyền bệnh bao gồm: rửa tay thường quy,

               bố trí người bệnh nằm phòng riêng hoặc cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây
               bệnh, mang găng tay sạch, áo bổ hộ. Dụng cụ chăm sóc bệnh nhân nên sử dụng riêng cho từng
               bệnh nhân, đồng thời được xử lý đúng quy định trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác.
               2.2. Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn:

                 Phương thức lây bệnh qua giọt bắn khác với phương thức lây bệnh qua đường tiếp xúc là
               ở chổ tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt bắn phát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện
               bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc; các tác nhân gây bệnh truyền
               nhiễm có trong các giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách

               ngắn (<1 mét). Các giọt bắn có kích thước rất khác nhau, thường >5, có khi lên tới 30 hoặc
               lớn hơn……Một số tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn cũng có thể truyền qua đường tiếp
               xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc giáng tiếp.

                 Những bệnh lây truyền theo đường này gồm: ho gà, bạch cầu, hội chứng viêm đường hô
               hấp cấp tính (H5N1), cúm A (H1N1), quai bị, viêm màng não…..
                 Những biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh qua đường giọt bắn bao gồm: Rửa tay, mang
               khẩu trang nhất là với những thao tác tiếp xúc gần với bệnh nhân, mang găng, mang áo bảo

               hộ, kính che mặt (nếu cần), bố trí người bệnh nằm phòng riêng hoặc cùng phòng với bệnh


                                                               40
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47